Khoai tây là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách có thể “rước độc” vào người. Đôi khi, có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân và gia đình.
Dưới đây là một vài lưu ý khi ăn khoai tây mà bạn cần nắm rõ.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng khoai tây
Khoai tây được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như có đặc tính chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đặc biệt hơn nữa, khoai tây chứa rất ít calo, chất đạm nhưng lại là nguồn cung cấp carbohydrate tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin có trong thực phẩm này lại khá giống với hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Do đó, nếu phụ nữ mang thai sử dụng khoai tây hằng ngày có thể sẽ hấp thụ một lượng lớn alcaloid gây ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.
Một số chuyên gia đã cảnh báo, đối với những mẹ bầu nhạy cảm với alcaloid chỉ nên ăn 44-250g khoai tây/ngày. Bởi lẽ, alcaloid sẽ không giảm đi qua quá trình nấu nướng thông thường. Đồng thời khoai tây chiên chứa nhiều muối và chất béo nên rất dễ gây béo phì và khiến cho huyết áp tăng cao, ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thực phẩm cần tránh đối với người bị tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có hàm lượng đường trong máu cao nên cần hạn chế hấp thụ carbohydrate. Thêm vào đó, người bị tiểu đường cũng cần tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp thay vì những thực phẩm có chứa lượng tinh bột lớn.
Đặc biệt, khoai tây lại là thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate khá cao và rất giàu tinh bột. Đó chính là lý do vì sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn khoai tây
Các món ăn từ khoai tây nói chung và khoai tây chiên nói riêng đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao. Do đó, khoai tây sẽ phát huy được tác dụng của nó nếu như được sử dụng đúng cách, đúng đối tượng.
Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi ăn khoai tây để bảo vệ sức khỏe đúng cách:
- Trước khi chế biến, nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để để giảm được chất acrilamit gây hại cho sức khỏe.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò để có thể làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này đồng thời hình thành chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Không nên nấu chung khoai tây với cà chua còn xanh tránh tình trạng khó tiêu, hại cho dạ dày.
Khoai tây mọc mầm tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong
Nhiều người vẫn cho rằng sử dụng khoai tây mọc mầm không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, mầm khoai tây không những chứa nhiều solanine mà còn chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids – hợp chất hóa học độc hại cho cơ thể con người.
Sử dụng khoai tây xuất hiện màu xanh lục và mọc mầm có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ hoàn toàn thay vì cắt bỏ phần mọc mầm và sử dụng tiếp phần còn lại.
Khoai tây bị héo có chứa chất độc gây hại cho cơ thể
Vì khoai tây có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng nên nhiều người giữ thói quen mua khoai tây về dự trữ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu được để quá lâu, khoai tây sẽ sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Thêm vào đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine. Do đó, không nên sử dụng khoai tây đã bị héo, mềm sau thời gian dự trữ.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà khoai tây mang lại cho sức khỏe. Thế nhưng để không gây ra hiện tượng phản tác dụng cũng cần lưu sử dụng thực phẩm này đúng cách đặc biệt là đúng đối tượng.