Tủ bếp đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ thực phẩm khô, giúp gian bếp trở nên gọn gàng, ngăn nắp, đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng gia đình. Bởi vì tủ bếp thường được lắp đặt cạnh thiết bị đun nấu nên sau thời gian sử dụng rất dễ bị ám mùi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến những thực phẩm được lưu trữ bên trong.
Vì vậy, người dùng cần lên kế hoạch vệ sinh thường xuyên. Ở bài viết dưới đây, FORZA Việt Nam sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tủ bếp nhanh chóng bằng những nguyên liệu sẵn có trong gian bếp gia đình.
Nguyên nhân tủ bếp bị ám mùi
Trong quá trình nấu nướng và sinh hoạt, tủ bếp không tránh khỏi tình trạng bị ám mùi khó chịu. Dưới đây một vài nguyên nhân mà bạn cần lưu ý:
- Dầu ăn và hơi nước trong quá trình đun nấu bám lên tủ đặc biệt là đối với những gia đình đặt tủ bếp ngay trên bếp nấu.
- Nhiều gia đình có thói quen lưu trữ thức ăn đã chế biến trong tủ bếp, điều này sẽ hình thành mùi hôi rất khó chịu.
- Việc lưu trữ các loại gia vị như mắm, muối, nước tương và nhiều gia vị “nặng” mùi khác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Khử mùi tủ bếp bằng nguyên liệu sẵn có
Các loại chất tẩy rửa hóa học không phải lúc nào cũng tốt như bạn nghĩ. Sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, nguyên liệu tự nhiên vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Giấm
Giấm được biết đến là một nguyên liệu phục vụ cho quá trình nấu nướng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bởi vì giấm sở hữu đặc tính khử khuẩn đồng thời chứa axit axetic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus nên được sử dụng như một dung dịch vệ sinh an toàn cho sức khỏe.
Cách khử mùi tủ bếp bằng giấm cũng khá dễ dàng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát/cốc nước nhỏ có pha sẵn giấm trong đó rồi đặt trong tủ bếp. Khoảng 1 ngày sau, mùi hôi của tủ sẽ được loại bỏ một cách đáng kể.
Nếu cảm thấy mùi của giấm khá nồng, bạn có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu vào dung dịch để cảm thấy dễ chịu hơn.
Gel silica
Đây là một chất sẵn có trong tự nhiên, có tác dụng khử mùi mốc hiệu quả nhưng không được nhiều người biết tới. Hơn nữa, gel silica cũng có khả năng hấp thụ vi khuẩn trú ngụ tạo ra mùi hôi cho tủ bếp.
Đặc biệt vào mùa nồm ẩm, tủ bếp rất dễ bị ẩm mốc, lâu ngày có thể dẫn đến hư hỏng. Lúc này, gel silica đóng vai trò như một vị cứu tinh của tủ bếp gia đình. Việc bạn cần làm là đặt một gói silica vào tủ bếp và chờ đợi. Mùi ẩm mốc sẽ được loại bỏ tối đa.
Baking soda
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về baking soda nữa bởi vì đây là “trợ thủ đa năng” không thể thiếu trong không gian nhà bếp. Đặc biệt, baking soda được sử dụng phổ biến trong khử mùi và làm sạch nhà cửa.
Bạn chỉ cần mở nắp hộp baking soda sau đó đặt vào tủ bếp, chúng sẽ hút mùi hôi và ẩm mốc trong “tích tắc”. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng baking để vệ sinh bên ngoài của tủ bếp bằng cách hòa vào với nước, dùng một chiếc khăn mềm, nhúng vào dung dịch rồi nhẹ nhàng lau sạch bề mặt tủ. Cách làm này vừa có tác dụng khử mùi, vừa làm sạch tủ bếp hiệu quả.
Chanh
Không những được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn, chanh còn có tác dụng tẩy nhanh các vết ố cứng đầu và khử mùi nhanh chóng. Bạn có thể vắt lấy nước cốt chanh vào một chiếc chén nhỏ, sau đó đặt vào trong tủ bếp hoặc cắt nửa quả chanh và đặt luôn trong đó đều được.
Khử mùi tủ bếp là một trong những việc mà bạn cần làm thường xuyên. Điều này vừa tăng tuổi thọ của tủ bếp, vừa giúp không gian trong lành, nói “không” với mùi ẩm mốc.
- Những món ăn không thể thiếu trong Tết đoàn viên
- [CẦU DIỄN] CÔNG TY TNHH FORZA VIỆT NAM TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH 02/2023
- Gang là gì? Tính chất, phân loại và những ứng dụng trong đời sống
- Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh mùa COVID-19
- Hướng dẫn vệ sinh máy hút mùi dịp Tết đơn giản tại nhà