Bếp từ bị nứt mặt kính – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bếp từ là một thiết bị nhà bếp an toàn, tiết kiệm điện năng được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Lý do bếp từ được đánh giá thiết bị nấu ăn hiện đại vì nó đáp ứng các yêu cầu nấu ăn của chúng ta hiện nay. Bếp nấu ăn nhanh và vệ sinh siêu dễ dàng. Bên cạnh đó bếp cũng dễ dàng sử dụng với chức năng cảm ứng. 

Tuy nhiên mọi đồ dùng đều có tuổi thọ của nó, bếp từ cũng vậy. Trong bài viết sau đây, FORZA Việt Nam chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục khi bếp từ bị nứt mặt kính. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mặt kính cao cấp, dễ dàng vệ sinh lau chùi
Hình ảnh: Mặt kính cao cấp, dễ dàng vệ sinh lau chùi

Nguyên nhân nứt mặt kính ở bếp từ

Mặt kính bếp từ thường được làm bằng kính chịu nhiệt nên trường hợp bị nứt vỡ rất hiếm, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Nguyên nhân phổ biến gây nứt mặt kính ở bếp từ bạn có thể tìm hiểu sau đây:

Mặt kính không tốt, bếp từ chất lượng kém

Chất lượng bếp là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến việc mặt bếp từ bị nứt. Các loại bếp có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có thương hiệu trên thị trường chắc chắn có giá thành khá rẻ. Tuy nhiên đừng vì giá thành rẻ mà quên đi chất lượng của loại bếp mà bạn chọn.

Loại bếp chất lượng kém thường được sản xuất với chi phí thấp, chất liệu mặt kính rẻ tiền nên không đảm bảo về tuổi thọ khi sử dụng trong thời gian dài và tính an toàn cũng không được đảm bảo. Các loại bếp này thường chỉ có thể nấu những món ăn đơn giản ở nhiệt độ thấp và không nấu quá lâu.

Cách khắc phục: Bạn nên chọn mua những chiếc bếp từ có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ tính năng và đặc biệt là mặt bếp được làm từ chất liệu kính chịu nhiệt. Hiện nay, mặt kính schott ceran được sử dụng trong các sản phẩm bếp cao cấp bạn có thể tham khảo.

Mặt kính Schott Ceran cao cấp
Hình ảnh: Mặt kính Schott Ceran cao cấp

Mặt kính Schott Ceran được sản xuất từ các loại kính nổi chất lượng cao, được gia nhiệt đến điểm hóa mềm (khoảng 700°C) và sau đó làm nguội nhanh chóng bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác để làm đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính và tạo thành lớp màng chịu lực cực tốt.

Bếp từ bị va đập mạnh ảnh hưởng tới mặt kính

Dù có cẩn thận đến đâu thì trong quá trình sử dụng bếp từ bạn cũng không tránh khỏi việc làm bếp bị va đập mạnh vào vật thể khác. Đặc biệt là đối với dòng bếp từ dương, khi đặt ở bề mặt phẳng không bằng phẳng dễ bị xê dịch và có thể rơi vỡ gây nứt bề mặt kính.

Để khắc phục việc này, bạn nên chọn những không gian bằng phẳng, rộng rãi đủ để đặt chiếc bếp từ mà không vướng những phụ kiện khác trong gian bếp. Cách khác, bạn có thể lựa chọn thiết kế bếp từ âm, vừa sang trọng vừa cố định bếp một chỗ giúp bạn yên tâm nấu nướng mà không làm rơi vỡ bếp.

Bếp đôi 2 từ FZ-68 ECS
Hình ảnh: Để không gian nấu nướng gọn gàng, sạch sẽ

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh để các vật thể khác rơi vào mặt bếp từ. Mặc dù mặt kính bếp từ có được làm từ chất liệu tốt đến đâu thì việc bị tác động bởi lực mạnh cũng ảnh hưởng không tốt đối với tuổi thọ của bếp từ.

Nấu thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Bếp từ bị nứt mặt kính cũng có thể là do sử dụng bếp chưa đúng cách. Trên thực tế, nhiều người có thói quen để nồi nước sôi trên bếp quá lâu, nước bốc hơi nhanh và khi đó nhiệt độ trên bếp cao có thể làm nứt mặt bếp. 

Một lỗi thường gặp nữa đó là nhiều người thường chủ quan khi nghĩ rằng mặt bếp đã được dùng bằng chất liệu tốt, chịu nhiệt và chịu lực lớn nên thoải mái đặt các nồi nấu thức ăn nặng lên bếp. Khi nấu nướng nồi quá nhiều thức ăn, sẽ gây khó khăn cho người nấu cũng như tác động lực mạnh lên mặt bếp từ.

Khi sử dụng bếp từ cần chọn các loại chảo, nồi có chất liệu thích hợp
Hình ảnh: Lựa chọn mức độ nhiệt phù hợp cho từng món ăn

Cách khắc phục: Nên tìm hiểu một số mẹo sử dụng bếp từ để tăng tuổi thọ của bếp. Qua đó cũng giúp bảo quản mặt bếp từ tốt hơn. FORZA Việt Nam khuyên bạn nên đặt các nồi nấu thức ăn có trọng lượng vừa phải, không nặng quá 4kg và hạn chế nấu bếp trong thời gian quá dài. Khi sử dụng bếp cũng nên sử dụng ở mức độ nhiệt phù hợp với các loại món ăn, không nên dùng ở mức nhiệt quá cao.

Vệ sinh bếp khi còn nóng 

Nhiều người có thói quen vệ sinh bếp ngay khi nấu ăn xong. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bạn vừa rút phích cắm khỏi ổ điện mà dùng khăn thấm nước lạnh lau chùi mặt bếp. Ngay tức thì nóng gặp lạnh sẽ khiến bếp bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến động cơ cũng như mặt bếp dễ bị nứt vỡ.

FORZA Việt Nam khuyên bạn sau khi kết thúc quá trình nấu nướng nên để bếp nguội khoảng 15-20 phút rồi mới rút dây nguồn. Thời gian này sẽ vừa đủ để quạt tản nhiệt hoạt động làm nguội bếp. Sau đó bạn tiến hành vệ sinh mặt bếp bình thường.

Sau khi dùng bếp xong cần vệ sinh sạch sẽ
Hình ảnh: Sau khi dùng bếp xong cần vệ sinh sạch sẽ

Không vệ sinh bếp thường xuyên

Bếp từ không được vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nứt vỡ mặt bếp ở bếp từ. Bởi khi mặt bếp bị bẩn, thức ăn bị rớt trên mặt bếp dễ khiến mặt bếp bị cháy và làm nhiệt độ mặt bếp không ổn định dễ xảy ra nứt vỡ.

Vệ sinh bếp từ thường xuyên giúp bạn đảm bảo độ bền cho bếp cũng như tính thẩm mỹ cho không gian nấu nướng. Từ đó các bà nội trợ có thể thoải mái trổ tài nấu những bữa ăn cho gia đình mà không lo bếp bị nứt vỡ hay cháy nổ. 

Nên làm gì khi mặt bếp từ bị nứt?

Khi bếp của bạn có hiện tượng mặt bị nứt, trước tiên bạn nên đánh giá mức độ các vết nứt để có phương án phù hợp. Một gợi ý nữa là bạn có thể hỏi trực tiếp thông qua địa chỉ cung cấp thiết bị nhà bếp. Chắc chắn mọi vấn đề thắc mắc của bạn sẽ được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.

Không được nướng trực tiếp thực phẩm lên bề mặt kính của bếp từ
Hình ảnh: Không được nướng trực tiếp thực phẩm lên bề mặt kính của bếp từ

Hy vọng chia sẻ trên đây giúp bạn có thể hiểu được nguyên nhân khiến mặt bếp từ bị nứt vỡ là gì và cách khắc phục nó. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thiết bị nhà bếp hiện đại mà an toàn nhé.

FORZA Việt Nam hân hạnh là người bạn đồng hành thân thiết trong mỗi căn bếp nhà bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *