Những điều cần lưu ý khi ăn lẩu để tránh gây hại cho sức khỏe 

Trong những ngày thời tiết se lạnh, được quây quần bên nhau thưởng thức nồi lẩu nóng hổi với đa dạng những món nhúng thơm ngon, hấp dẫn thật sự là cảm giác ấm áp đến khó tả. 

Lẩu là món ăn luôn được lựa chọn cho nhiều dịp quan trọng bởi vì không chỉ dễ dàng chuẩn bị nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng có trong các thực phẩm cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được khuyến khích ăn lẩu và không phải ai cũng nắm rõ nguyên tắc khi ăn lẩu để không gây hại cho sức khỏe. 

món lẩu

Hãy cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu những lưu ý này qua bài viết dưới đây nhé! 

Đối tượng không nên ăn lẩu 

Lẩu là sự kết hợp của rất nhiều loại thực phẩm. Do đó, với những người có tiền sử dị ứng với một trong những thực phẩm nói trên hoặc đang mắc những bệnh lý như gout, tiểu đường, cao huyết áp, dạ dày,… đều không phải là đối tượng nên ăn lẩu thường xuyên. Cụ thể như sau:

Người đang điều trị tiểu đường, cao huyết áp, gout 

cao huyết áp

Đây đều là những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao nếu như không biết cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng và chế độ tập luyện phù hợp. Trong đó, thịt đỏ, hải sản, nấm lại đều là thành phần không thể thiếu trong nồi lẩu. 

Mặc dù có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng chúng lại có chứa chất purine. Với những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, cao huyết áp, gout, dị ứng với các loại hải sản nên tránh ăn thực phẩm này. Bởi lẽ, đa phần các loại hải sản có thể làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. 

Người bị bệnh gan, viêm họng mạn tính

Người đang trong quá trình điều trị bệnh gan cũng là đối tượng không nên thưởng thức lẩu cừu vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người viêm họng mạn tính cũng nên tránh ăn lẩu vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Người mắc bệnh dạ dày, hệ tiêu hoá kém 

đau dạ dày

Mọi người thường lựa chọn nhiều loại gia vị cay nóng cho món lẩu của mình nhằm gia tăng hương vị nhưng lại không biết rằng, điều này dễ dàng khiến cho hệ tiêu hoá bị tổn thương, được biệt là viêm loét dạ dày. 

Không những thế, kèm theo nước chấm cay kết hợp với ớt và sa tế sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày dễ dàng bị tổn thương, lớp protein bị mất đi dẫn đến hiện tượng viêm loét, thậm chí là chảy máu và thủng dạ dày. 

Lưu ý khi ăn lẩu để không gây hại cho sức khỏe 

Vẫn biết lẩu là món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng nếu không “nằm lòng” những nguyên tắc dưới đây, trong nhiều trường hợp, món ăn này sẽ gây hại cho cơ thể. 

Không kéo dài thời gian ăn 

Thông thường, mọi người lựa chọn lẩu buffet để có thể ở lại bàn ăn lâu hơn và kịp nhâm nhi, trò chuyện cùng nhau. Thế nhưng, khi bữa ăn được kéo dài quá lâu, dạ dày sẽ tiết dịch vị, mật và tụy cũng phải tiết dịch khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi. 

Lúc này, cơ quan nội tạng sẽ không hoạt động đúng với đồng hồ sinh học vốn có của nó dẫn đến suy giảm chức năng dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nặng hơn nữa là viêm dạ dày, viêm tụy cấp tính. 

Không nên ăn quá nóng 

Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu, vừa ăn nên thực phẩm sau khi được nhúng lên sẽ nóng hổi, hấp dẫn. Tuy nhiên, việc ăn quá nóng sẽ không tốt cho niêm mạc miệng và thực quản. 

lưu ý khi ăn lẩu

Ngoài ra, cũng không nên nhúng thực phẩm quá nhanh và quá lâu. Thực phẩm chín quá kỹ sẽ khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm, khó ăn. Ngược lại, ăn thịt tái sẽ dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, tệ hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng. 

Không ăn quá cay 

Việc sử dụng quá nhiều gia vị cay nóng khi ăn lẩu sẽ gây ảnh hưởng lớn tới dạ dày và thực quản. Do đó, những người đang gặp vấn đề về miệng họng, viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát hay một số bệnh nhân sau khi trải qua quá trình phẫu thuật không nên ăn lẩu. 

Giải pháp tốt nhất để món lẩu vừa thơm ngon lại vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe chính là ăn nhiều rau xanh, đậu phụ, “tiêu trừ” chất béo bằng cách hạn chế lựa chọn các loại thịt có chứa quá nhiều dầu mỡ. 

Thực phẩm “đại kỵ” khi ăn lẩu 

nguyên tắc khi ăn lẩu

  • Tránh sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như khoai lang, cà chua cho món lẩu hải sản vì, asen pentavenlent được tìm thấy trong hải sản sẽ có nguy cơ cao chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 
  • Không ăn rau mồng tơi với lẩu bò vì có thể gây đau bụng, khó tiêu, táo bón. 
  • Không ăn kèm giấm với lẩu thịt dê vì sự kết hợp này sẽ phá hủy hoặc giảm bớt chất dinh dưỡng có trong thịt dê. 
  • Không ăn kinh giới với thịt gà để tránh tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân. 

Trên đây là những điều cần lưu ý khi ăn lẩu mà bạn nên nắm rõ để vừa được thưởng thức món ăn thơm ngon, vừa đảm bảo thể trạng và sức khỏe được duy trì một cách tối ưu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *