Lạm dụng mì ăn liền: Mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe 

Mì ăn liền là món ăn vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống thường nhật. Vốn mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn cùng với sự tiện lợi trong quá trình chế biến nên mì ăn liền được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng, thậm chí còn trở thành bữa ăn sáng khoái khẩu. 

Trên thực tế, việc lạm dụng mì ăn liền để lại nhiều tác hại kinh hoàng đối với sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều mặt bệnh nguy hiểm như sỏi thận, nóng trong, dạ dày, tiểu đường, tim mạch,… 

lạm dụng mì gói

 

Ở bài viết dưới đây, FORZA Việt Nam sẽ gợi ý một số cách chế biến mì ăn liền để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của món ăn này đối với sức khỏe. 

Tác hại của mì ăn liền đối với sức khỏe

Không phải tự nhiên mà mì ăn liền được gọi là món fastfood “quốc dân”. Trên thị trường có vô số các loại mì ăn liền với đa dạng các chế biến từ mì xào, mì trộn, mì úp. Hương vị chua cay, thơm ngon của gia vị kết hợp với sợi mì dai dai vừa miệng giúp kích thích vị giác, đặc biệt ăn kèm với các món lẩu. 

Thế nhưng, việc lạm dụng mì ăn liền trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe của bạn dễ dàng gặp phải các vấn đề sau: 

Gây béo phì 

Một ưu điểm lớn giúp người tiêu dùng vô cùng yêu thích món ăn này đó chính là do sự tiện lợi của nó. Bạn có thể gia giảm nguyên liệu sử dụng cho món mì tùy theo sở thích cá nhân. Trong đó, những thực phẩm ăn kèm khiến cơ thể nạp vào một lượng lớn chất béo và carbohydrate dư thừa. 

Lúc này, cơ thể không những phải đối mặt với bệnh béo phì mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch. Biểu hiện ban đầu dễ dàng nhận biết là chóng mặt, mệt mỏi trong thời gian dài sử dụng mì ăn liền. 

Gây áp lực cho dạ dày, hệ tiêu hóa 

Bởi vì mì ăn liền được sấy khô sau khi chiên dầu nên bên trong nó có chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia. Do đó, ăn quá nhiều mì gói trong thời gian dài chẳng những khiến vị giác giảm sút mà còn là gánh nặng cho dạ dày. 

tác hại của mì ăn liền

Hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải sẽ để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng như xuất hiện triệu chứng đầy hơi, rối loạn chức năng dày, đặc biệt là chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. 

Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch 

Người lạm dụng mì ăn liền có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những người ít sử dụng. Điển hình như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ. Nguyên nhân xuất phát từ hàm lượng chất béo có trong hầu hết các loại mì gói.

Chúng là chất béo bão hòa hoặc transfat để lại nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi và người có tiền sử điều trị các bệnh có liên quan đến tim mạch. 

Gây hại cho gan 

Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị và dọn dẹp, nhiều người lựa chọn hộp mì ăn liền được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa mà hầu hết là hộp nhựa không tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc với nước nóng trên 70 độ C. 

tổn thương gan do mì gói

Lúc này, độc tố sẽ sản sinh và gây hại cho gan. Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan duy nhất không có dây thần kinh cảm giác. Do đó, khi “nhiễm bệnh” ở giai đoạn đầu, nó sẽ không phát ra tín hiệu để cảnh báo cho cơ thể. Đó là lý do vì sao, rất nhiều bệnh nhân suy gan, viêm gan, thậm chí là ung thư gan đều phát hiện khi chức năng của gan đã suy giảm một cách đáng kể. 

Tăng nguy cơ ung thư 

Như đã nói, mì ăn liền thường có chứa chất phụ gia, chất chống oxy hóa, chất bảo quản để cải thiện hương vị cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Việc lưu trữ quá lâu kết hợp với nhiệt độ môi trường có thể khiến chúng bị biến chất. Nếu tích tụ một lượng lớn những chất này trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe giảm sút, để lại hậu quả nghiêm trọng, điển hình là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư quái ác. 

Sử dụng mì ăn liền đúng cách

Sử dụng mì ăn liền thay cho bữa sáng, dùng làm bữa chính và ăn trước khi đi ngủ đều là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, để hạn chế tác hại của món ăn này, bạn cần lưu ý:

tác hại của mì gói 

  • Thay vì ăn “mì úp”, hãy luộc mì sơ qua để loại bỏ nước đầu và nấu mì với nước lần hai. 
  • Loại bỏ gói gia vị có trong mì ăn liền vì chúng có chứa rất nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, tim mạch. 
  • Kết hợp với các loại rau xanh để hạn chế tối đa hàm lượng chất béo dư thừa. 
  • Bổ sung khoảng 25 – 30gr chất đạm cho mỗi bát mì, có thể cho tôm, thịt bò hoặc thịt lợn để món mì không bị ngán. 
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi sử dụng. 
  • Bổ sung nhiều nước hoa quả và trái cây để giải nhiệt và thải bớt độc tố ra bên ngoài để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn và béo bụng. 
  • Tuyệt đối không lạm dụng mì ăn liền một cách quá mức. 

Như vậy, lạm dụng mì ăn liền sẽ để lại rất nhiều tác hại nghiêm trọng. Do đó, hãy chế biến món ăn này một cách khoa học để vừa được thưởng thức món mì thơm ngon, dinh dưỡng, vừa không gây hại cho sức khỏe. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *