Hướng dẫn hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng đúng cách, an toàn

Sở hữu nhiều công năng nổi bật, lò vi sóng thu hút người tiêu dùng nhờ vào khả năng làm nóng thức ăn nhanh chóng, chỉ với thời gian 1 phút, thậm chí là nhanh hơn. Nhưng sử dụng sai cách có thể làm hỏng sản phẩm. 

Hãy cùng FORZA Việt Nam hướng dẫn bạn hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng đúng cách mà vẫn an toàn khi sử dụng.

hướng dẫn hâm nóng thực phẩm

Nguyên lý làm việc 

Lò vi sóng có cấu tạo từ 4 bộ phận chính là: Buồng nấu, mạch vi điều khiển, máy phát sóng cao tần (sóng vi ba), ống dẫn sóng. Sóng vi ba là các dao động điện từ với tần số thường có tầm phát sóng 12,24cm.

Khả năng nấu chín sản phẩm nhanh chóng là nhờ vào tất cả các phân tử thức ăn đều được làm nóng lên cùng một lúc, rút ngắn thời gian nấu đến ¾ so với các dụng cụ đun nấu khác.

nguyên lý làm việc của lò vi sóng

Dụng cụ được dùng trong lò vi sóng

Nhờ nguyên lý làm nóng nhanh chóng, bạn phải cẩn thận hơn với những nguyên liệu cho vào lò vi sóng để tránh gây cháy nổ, nguy hiểm.

Không được sử dụng chất liệu nhựa dẻo do khả năng bắt nhiệt cao từ thức ăn có thể làm chảy nhựa, biến dạng, tạo ra các chất có hại cho sức khỏe. Theo đó các chất liệu không bị làm nóng là thủy tinh, gốm sứ, gỗ, màng gói thực phẩm và nhựa chuyên dụng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. 

Thủy tinh

Đa số các loại thủy tinh đều có khả năng chịu nhiệt cao, thích hợp sử dụng cho lò vi sóng. Nhưng bạn nên tránh dùng thủy tinh quá mỏng để đảm bảo tính an toàn. Nếu thực phẩm được làm nóng quá cũng có ảnh hưởng không tốt đến thủy tinh mỏng, rất dễ vỡ, nứt.

Nhựa chuyên dụng

Như đã nói phía trên, bạn chỉ nên sử dụng loại nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng, tuyệt đối không dùng nhựa dẻo hay nhựa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn hãy kiểm tra dòng chữ “microwave-safe” và “microwavable”, tức là chúng sẽ không bị chảy khi gặp nhiệt độ cao.

Gốm sứ

vật liệu cho vào lò vi sóng

Ưu tiên sử dụng gốm sứ ít hoa văn vì trong những họa tiết đó có thể chứa chì và gây ra một số phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe con người. Vì được sản xuất từ nền nhiệt cao nên gốm sứ không bị biến dạng trong lò vi sóng, bạn có thể an tâm sử dụng.

Gỗ

gỗ cho được vào lò vi sóng

Vật liệu gỗ được ưa chuộng trong đồ nội thất gia đình vì tính sang trọng, hiện đại và an toàn. Gỗ có khả năng cách nhiệt, cách điện, dễ xẻ, cắt, khoan. Sở hữu những đường vân tự nhiên bắt mắt, mang tính thẩm mỹ cao, vì vậy vật dụng làm bằng gỗ là một trong những lựa chọn hàng đầu cho gian bếp gia đình.

Hướng dẫn hâm nóng thức ăn đúng cách

Cho đồ ăn vào giữa mâm lò vi sóng, chọn chế độ phù hợp. Ở mỗi một đời máy sẽ có các tính năng riêng biệt, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Lựa chọn chén, đĩa có kích thước vừa phải, không to quá vì dễ va chạm với thành lò.

cách hâm nóng thực phẩm chuẩn

Đối với dòng máy cơ, bạn xoay núm chọn thời gian và nhiệt độ thích hợp. Còn với dòng điện tử, bạn nhập thời gian và nhiệt độ để cài đặt sẵn cho máy rồi ấn hoạt động. 

Lưu ý

  • Đóng kín cửa trước khi vận hành máy.
  • Không sử dụng vật dụng bằng kim loại cho vào lò vi sóng, dễ gây cháy nổ.
  • Hạn chế cho lò hoạt động khi bên trong không có gì, dễ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa có tính sát trùng quá mạnh để dọn dẹp.
  • Thường xuyên vệ sinh trước và sau khi sử dụng, tránh hiện tượng thực phẩm bị đóng kín gây mùi hôi, ẩm mốc.
  • Đặt lò vi sóng ở khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Khi lấy thực phẩm ra khỏi lò nên sử dụng găng tay, lót nồi để tránh bị bỏng do nóng.
  • Công suất vận hành của máy thường từ 800-2000W, vậy nên tránh cắm chung nhiều loại ổ cắm cùng lúc dễ dẫn tới các sự cố về điện.

Thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

Ngoài những lưu ý khi sử dụng, bạn cũng cần quan tâm đến các loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng. Việc không phù hợp làm thực phẩm biến đổi chất, tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe, dễ gây hỏng hóc lò, gây mùi hôi khó chịu. Những thực phẩm đó bao gồm: Trứng, trái cây, thịt tái, nước, các loại rau củ đặc, bánh mỳ, cà rốt, các loại nước sốt, động vật có vỏ cứng như cua, sò,… 

Sóng viba dễ bị phản ứng với nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ. Các sóng bên trong lò được phát cùng tần số có khả năng đi sâu vào trong thức ăn, truyền năng lượng cho nước ở bên trong thực phẩm. Giữa chúng xuất hiện ma sát giữa các phân tử, sản sinh nhiệt năng làm thức ăn được hâm nóng.

Mong rằng hướng dẫn từ FORZA Việt Nam đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về cách sử dụng lò vi sóng an toàn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *