Đường ăn kiêng không quá xa lạ với những ai đang trong giai đoạn tập luyện, giảm cân. Vậy chúng là gì? Những tác dụng của nó trong đời sống và cho sức khỏe của con người là gì? Hãy cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Đường ăn kiêng là gì?
Đây là một loại chất tạo ngọt, thay thế cho đường thông thường, chứa ít năng lượng. Được tạo ra nhờ quá trình chiết xuất từ thực vật hay xử lý các chất tổng hợp hóa học nhưng đường ăn kiêng vẫn giữ được vị ngọt. Chúng rất được ưa chuộng với người đang trong quá trình giảm cân và sử dụng trong các món trà, cà phê.
Phân loại
Đường ăn kiêng có nhiều loại đa dạng, bạn có thể tham khảo một số loại phổ biến sau đây:
Advantame
Có cấu trúc giống đường aspartame, được tạo ra nhờ phản ứng giữa hai chất aspartame và vanillin. Độ ngọt của loại đường này phụ thuộc vào chất nền mà nó kết hợp. Thông thường, chúng chứa khoảng 3-14% hàm lượng đường.
Chúng đứng đầu trong các loại đường tạo ngọt nhân tạo, như trong các sản phẩm sữa, kẹo cao su, bánh kẹo, mứt. Theo tiêu chuẩn FDA thì mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 32,8mg đường advantame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Steviol glycoside
Steviol glycoside là loại đường có chiết xuất từ cây cỏ ngọt được trồng tại vùng Nam Mỹ. Vị ngọt của chúng cao hơn gấp 20-30 lần so với đường ăn từ mía. Có đặc điểm bền với nhiệt, không lên men và không làm ảnh hưởng đến hàm lượng đường sau khi ăn vì đã được chuyển hóa.
Chúng được thay thế cho các loại đường tự nhiên trong chế độ ăn của người bị tiểu đường và người ăn kiêng.
Saccharin
Vị ngọt của saccharin khác hẳn với những loại khác khi so với đường mía, chúng cao hơn gấp 300-400 lần nhưng lại có hương vị cuối hơi đắng giống vị của kim loại. Đặc điểm của saccharin là tinh thể không màu, có nhiệt độ nóng chảy từ 224-226°C.
Được sử dụng thành các chất tạo ngọt để sản xuất bánh kẹo, bánh quy, thức uống giải khát có ga và kem đánh răng. Theo FDA, hàm lượng saccharin được phép tiêu thụ mỗi ngày chỉ nằm trong khoảng 5mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Aspartame
Aspartame chỉ chứa khoảng 4 calo nên không có ảnh hưởng đến hàm lượng đường huyết sau khi ăn. Đường aspartame để lại vị ngọt lâu hơn, thậm chí là có vị đắng ở cuối. FDA khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 50mg mỗi ngày.
Acesulfame kali
Acesulfame kali còn có tên gọi khác là Ace K, không chứa calo, có chút hậu vị cuối đắng như saccharin. Loại đường này có cấu trúc ổn định dù để ở nhiệt độ cao và trong môi trường trung tính, bazo nên được sử dụng làm phụ gia cho các loại bánh nướng và đồ ăn, uống có hạn sử dụng lâu. Mỗi ngày cơ thể chỉ nên nạp tối đa 15mg loại đường này.
Sucralose
Độ ngọt của Sucralose thậm chí còn gấp 1000 lần so với đường mía, chúng hoạt động ổn định dưới tác động của nhiệt. Vì vậy chúng được sử dụng trong nấu nướng. Theo Hiệp hội tiểu đường Canada, bạn chỉ nên tiêu thụ 9mg hàm lượng đường này trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Neotame
Đây là chất ngọt nhân tạo, có vị ngọt gấp 13000 lần so với sucralose. Nhà sản xuất thực phẩm sử dụng neotame để giúp giảm chi phí sản xuất. Được coi như một nguồn nguyên liệu thực phẩm được dùng để tăng độ ngọt mà không chứa calo cho người ăn kiêng.
Đường ăn kiêng có hại cho cơ thể không?
Đường ăn kiêng có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải chất hóa học như loại đường thông thường, được các cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trên 150 quốc gia. Đường chuyên dùng cho người bị bệnh tiểu đường, có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và béo phì, đang tập chế độ giảm cân.
Vậy kết luận là đường ăn kiêng không có hại mà lại an toàn cho cơ thể, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý về hàm lượng sử dụng để tránh tác động xấu của chúng.
Cách hoạt động
Chúng tác động đến sự thèm ăn của chúng ăn, ức chế cảm giác đói, do đó đường ăn kiêng có khả năng kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chỉ số khối cơ thể BMI có thể giảm từ 1,3-1,7. Theo nghiên cứu dùng đường ăn kiêng thường xuyên giúp giảm trọng lượng, khối lượng chất béo, tỷ lệ vòng eo.
Tùy vào tuổi tác và di truyền mà chất ngọt nhân tạo có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Chúng giảm hàm lượng đường nạp vào cơ thể, insulin mà không làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra chúng có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ
Từ những chia sẻ của FORZA Việt Nam, có lẽ bạn đã hiểu hơn về đường ăn kiêng và những lợi ích của nó với cơ thể, giúp món ăn ngon hơn. Mong rằng bạn có thể tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
- 12 loại thực phẩm bạn không cần bảo quản trong tủ lạnh
- Mẹo nấu ăn bằng bếp từ trong cuộc sống hiện đại
- Tìm hiểu và phân loại hệ thống đánh lửa trên bếp ga hiện nay
- Gợi ý 8 phụ kiện nhà bếp thông minh không thể thiếu trong mỗi gia đình
- Cặp đôi hoàn hảo cho mọi không gian nhà bếp: Bếp từ và máy hút mùi