Bảo quản thực phẩm sau Tết an toàn, hiệu quả

Nhiều gia đình thường có thói quen dự trữ đồ ăn cho Tết vì tâm lý tránh mua sắm đầu xuân quá nhiều. Thế nhưng, nếu không bảo quản đúng cách sẽ dẫn tới hư hỏng thực phẩm, tốn rất nhiều chi phí mà lại gây mùi khó chịu, ẩm mốc do để lâu ngày không sử dụng.

mâm cơm Tết

Dưới đây là một số mẹo bảo quản thực phẩm thừa sau Tết an toàn, hiệu quả mà FORZA Việt Nam muốn giới thiệu tới bạn. 

Đối với thực phẩm chín

Trong mâm cơm ngày Tết, hầu hết gia đình đều chuẩn bị những món ăn truyền thống như giò, chả, bánh chưng, nem chua, bánh tét,… Đây đều là những món ăn quen thuộc nhưng lại dễ gây ngán nên việc thừa lại nhiều sau Tết hoàn toàn có thể dễ hiểu. 

Do đó, không nên để thực phẩm chín ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Bởi lẽ, thời tiết mùa xuân thường nồm ẩm nên rất dễ gây hư hỏng. Bạn nên bảo quản những thực phẩm này trong tủ lạnh và bọc kín bằng nilon, túi zip, túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không để tránh lọt khí ngoài vào.

bảo quản bánh chưng

Đặc biệt, đồ ăn đã nấu chín cần để nguội rồi mới được cho vào tủ lạnh. Nhiều người có thói quen bỏ đồ ăn vào tủ lạnh ngay khi vừa nấu xong nhưng không biết rằng làm như vậy rất dễ gây biến chất thực phẩm, hương vị cũng bị thay đổi.

Tùy vào loại thực phẩm thì sẽ có cách bảo quản khác nhau.

  • Bánh chưng: Nên bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát, bọc kín. Khi lấy từ trong tủ lạnh ra cần chế biến sơ qua.
  • Giò chả: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C, có thể giữ được 4-6 ngày ở ngăn mát và lên đến 10 ngày ở ngăn đá.
  • Thịt đông: Chia thành các hộp nhỏ, để trong ngăn mát tủ lạnh.

Đối với thực phẩm đông lạnh

Do tâm lý ảnh hưởng từ việc ra Tết giá thực phẩm sẽ tăng nên nhiều bà nội trợ có xu hướng mua thực phẩm có thể bảo quản đông lạnh để sử dụng được lâu hơn. 

Với những loại thực phẩm này, khi cần chỉ nên lấy đúng lượng vừa đủ dùng để rã đông trước khi chế biến tiếp, tránh việc rã đông hết rồi lại cất lại vào ngăn đá sẽ dễ khiến vi khuẩn xâm nhập.

Việc làm đông thực phẩm nhiều lần có khả năng gây ra những tác động xấu tới sức khỏe, dễ gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm hay mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác, biến đổi vì màu sắc, hương vị, làm tăng quá trình oxy hóa chất béo.

Đối với thực phẩm tươi sống

Thực phẩm tươi sống là nhóm thực phẩm rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Các loại thực phẩm sống thường để bảo quản trong tủ lạnh là các loại thịt và rau củ. Rau, củ, quả bảo quản trong tủ lạnh thì nên rửa sạch trước. 

bảo quản thực phẩm tươi sống

Với các loại rau nên nhặt bỏ phần lá sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ, sau đó để khô ráo nước và bọc trong túi nilon cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ 5 độ C.

Dưa hành, củ kiệu là món ăn kèm cũng được sử dụng khá nhiều trong ngày Tết. Để khoảng 2 ngày ngâm thực phẩm với gia vị để ngấm hiệu quả, sau đó cho vào tủ lạnh và đậy kín. Cách này sẽ giúp hành kiệu không quá chua mà còn ăn được lâu.

Lưu ý:

  • Không nên bảo quản quá lâu, tránh hư hỏng hoặc mất đi độ ngon.
  • Vệ sinh thật kỹ trước khi cho vào tủ làm đông.
  • Nên bao bọc chặt để tránh thay đổi màu sắc.
  • Thịt nguyên miếng sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn thịt băm.
  • Thịt mua từ siêu thị mà để trong hộp thì để nguyên như vậy để bảo quản.

Đối với thực phẩm khô

Các loại thực phẩm khô như mứt hay trái cây khô là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ đường nên rất dễ bị chảy nước và dễ bị mốc hơn.Để bảo quản tốt nhất, bạn nên cho vào hũ thủy tinh và đậy kín, dùng bao nhiêu thì lấy ra bao nhiêu. 

bảo quản thực phẩm khô

Thực phẩm thừa lại sau Tết là vấn đề thường xuyên gặp ở gia đình Việt Nam nhưng nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến các bà nội trợ cực kỳ đau đầu, FORZA Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp mối lo này!

situs toto slot

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *