Các cách bảo quản thực phẩm đã chế biến trong ngày Tết

Ngày Tết với các bữa tiệc diễn ra liên tục, do đó, việc chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết để sum họp cùng gia đình bạn bè cũng là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó chính là bảo quản thức ăn đã chế biến trong ngày Tết như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng cũng tránh lãng phí.

Không cúng quá nhiều lễ vật cầu kỳ

Hãy cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bánh chưng, bánh tét

Hương vị Tết cổ truyền Việt Nam
Hình ảnh: Hương vị Tết cổ truyền Việt Nam

Vì bánh chưng được gói bằng gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ nên bạn cần lưu ý bảo quản để giữ được hương vị, độ dẻo của các loại nguyên liệu. Thông thương, bánh chưng sẽ không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo, không đảm bảo độ dẻo và mùi hương của gạo. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng với nhiệt độ cao thì bạn cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng màng che thực phẩm bao kín. Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra  thì bạn cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn để có thể lấy lại độ dẻo của gạo.  Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì bạn cần phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc chỉ sử dụng phần không bị hư, còn giữ nguyên mùi thơm của bánh và nên hấp lại bánh trước khi sử dụng.

Giò lụa

giò Chèm nổi tiếng ngày Tết

Một trong những món ăn truyền thống của người Việt được lưu truyền quan hàng ngàn năm đó chính là giò lụa. Với thành phần chính là thịt lợn nạc, nước mắm và gia vị nên thời gian bảo quan giò lụa không qua lâu. Nếu bạn bảo vệ đúng cách thì có thể giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Bạn chỉ nên để giò ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ.

Thịt đông

Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt vì món ăn này không chỉ tiện lợi mà còn có hương vị rất thu hút tạo không khí của những mâm cơm ngày Tết. Với món thịt đông, bạn nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn theo từng bữa và cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được lâu hơn và không làm mất đi hương vị đặc trưng.

Dưa hành

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” – Do đó dưa hành là một trong những món ăn được rất nhiều người Việt yêu thích trong ngày Tết cổ truyền, được sử dụng ăn kèm với bánh chưng. Nên bảo quản dưa hành ở nơi thoáng mát, sử dụng đũa sạch gắp dưa hành ra để các loại thức ăn khác không gây ảnh hưởng đến hương vị của dưa hành. Đối với dưa hành đã muối, bạn có thể rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.

Thực phẩm đã nấu chín khác

Ngoài ra, khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:

3 món nhậu ngon

  • Không nên bảo quản các món ăn rau củ đã chế biến vào trong tủ lạnh vì hàm lượng nitrat có trong các loại thực phẩm này khi được nấu chín sẽ bị vi khuẩn phân hủy và tạo thành nitrit gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ đồng hồ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Bạn có thể đun nóng và để nguội các thức ăn còn dư sau bữa ăn rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Lam như vậy có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.
  • Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau và để lâu nhất là 5 – 6 giờ. Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố. Thức ăn đun lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC, nhưng độc tố do các loại vi sinh khuẩn sinh ra vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là một số lưu ý của FORZA Việt Nam khi bảo quản thức ăn đã chế biến trong ngày Tết mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình. Đừng quên theo dõi FORZA Việt Nam để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

situs toto slot

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *