Ngộ độc thực phẩm trở thành vấn đề đáng lo ngại đặc biệt đối với các bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Quá trình tiêu thụ nguồn thức ăn hằng ngày đã bị ô nhiễm gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Hệ quả của tình trạng này là do nguồn thức ăn không được nấu chín, lưu trữ và chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,…
Tiết trời ngày hè nắng nóng tạo điều kiện cho nấm, các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Salmonella hay E.coli phát triển nhanh chóng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng trên.
Cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu những lưu ý giúp phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm cho gia đình nhỏ của bạn qua bài viết dưới đây nhé.
Rửa tay và vệ sinh sạch sẽ toàn bộ dụng làm bếp
Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng là việc đầu tiên trước khi bắt đầu các công việc trong gian bếp.
Vệ sinh đầy đủ các công cụ nhà bếp như thớt, dao dĩa, thìa đũa, rổ đặc biệt là bề mặt bếp,… Đặc biệt không dùng chung thớt và dao cho đồ ăn sống và đồ ăn chín; thực phẩm chế biến khô và thực phẩm chế biến để nấu chín như thịt, cá,… và thực phẩm sử dựng tươi như hoa quả, rau củ,…
Rửa sạch thớt đặc biệt với thớt gỗ bằng nước rửa chén và tráng qua nước sôi sau đó để khô giúp tránh nguy cơ phát triển của vi khuẩn có hại cho sức khỏe trong khi không dùng đến dụng cụ.
Vệ sinh kỹ càng thực phẩm chuẩn bị chế biến
Trái cây và rau sống có thể ngâm trong nước sạch có thêm một chút muối trắng hoặc ngâm bằng nước vo gạo trong khoảng 30 phút trước khi rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước nhiều lần. Điều này làm hạn chế và phòng tránh gặp phải chất bảo quản và thuốc trừ sâu.
Khi xử lý rau trước khi chế biến nhiều người thường thái hoặc vò nát rau sau đó mới đem rửa sạch. Trên thực tế, cần phải làm ngược lại để giữ được chất dinh dưỡng cũng như làm sạch rau kỹ càng hơn.
Đối với thịt nên luộc qua một lần nước sôi, chú ý các dấu hiệu ôi, thiu, hỏng.
Cần phân tách giữa đồ ăn sống và đồ ăn chín
Ngay trong quá trình đi chợ, cần tách các loại đồ tươi và đồ khô; các loại thịt, hải sản không được để chung với hoa quả, rau củ. Thay vì dùng túi nilon có thể sử dụng hộp để đựng thực phẩm nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nếu mua đồ trong siêu thị thì cần phân tách các loại thực phẩm trong các túi để tránh tình trạng nước chảy từ đồ tươi sống vào thực phẩm khác.
Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là điều cần thiết, tùy vào từng loại thực phẩm mà có cách bảo quản khác nhau:
- Thịt và hải sản: Sau khi mua về cần được rửa sạch, chế biến sơ qua và được đóng gói và bảo quản ở ngăn tủ đông.
- Rau củ quả cần được để ngăn mát nhưng trước đó cũng cần kiểm tra phần rau giập nát. Phân loại các trái cây sản sinh loại khí lớn như chuối, bơ, táo vì khiến các hoa quả và rau củ khác mau hỏng.
- Trứng nên để trong ngăn mát vì so với nhiệt độ phòng trứng trong tủ lạnh sẽ tươi và có chất lượng tốt hơn so với nhiệt độ phòng.
- Thức ăn thừa được phân chia trong các hộp được đậy kín. Nếu cẩn thận bạn có thể ghi chú thêm hạn sử dụng để tránh tình trạng bỏ quên trong thời gian dài gây nhiễm khuẩn cho tủ lạnh.
Nấu chín thực phẩm và nên ăn ngay sau khi nấu
Hầu hết thực phẩm đều được nấu chín ở nhiệt độ ít nhất 75°C để đảm bảo yếu tố diệt khuẩn gây bệnh và loại trừ nguy cơ ngộ độc. Vậy nên cần ăn ngay khi thực phẩm được nấu chín. Bên cạnh đó việc để thức ăn quá lâu bên ngoài tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lại từ môi trường không khí.
Cần chú ý đảm bảo an toàn khi ăn uống bên ngoài
Nguy cơ ngộ độc có thể xảy đến cho dù bạn ăn tại quán vỉa hè hay nhà hàng hạng sang.
- Cần có những đánh giá xác thực về nơi gia đình hoặc bạn bè bạn chỏn bị ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thường xuyên được kiểm tra từ cơ quan chuyên môn.
- Tập thói quen kiểm tra màu sắc của thực phẩm và hương vị của món ăn trước khi thưởng thức. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề gì hãy liên hệ nhân viên để được phục vụ theo yêu cầu.
- Đồ ăn nấu chín cần được ưu tiên lựa chọn hơn đồ ăn sống. Khi ăn thịt bò tốt nhất không nên dùng tái nên ăn chín tới hoặc hơi tái.
- Nếu mang thức ăn về cần ăn ngay sau đó hoặc bảo quản chúng trong ngăn mát không quá 2 giờ nếu trời mát và 1 giờ khi trời nắng nóng vượt ngưỡng 32°C. Hãy nấu lại hoặc quay lò vi sóng khi muốn tiếp tục sử dụng.
Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” và lưu ý những thông tin hữu ích trên đây giúp gia đình bạn phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, đặc biệt với phụ nữ có thai, người già và trẻ nhỏ thường dễ gặp phải vấn đề ngộ độc thực phẩm hơn.