5 loại rác thải rất giá trị trong bếp

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, mỗi gia đình đều thải ra một lượng rác thải rất lớn. Rác thải là nguy cơ gây nên những mầm mống bệnh rất có hại cho sức khỏe nếu không được xử lý sớm và kĩ càng. 

phân bón hữu cơ
Hình ảnh: phân bón hữu cơ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 85%-90% rác thải sinh hoạt của gia đình hằng ngày là rác thải hữu cơ. Rác thải hữu cơ là các loại chất thải được chúng ta thải ra như nguyên liệu đã qua sử dụng, các loại thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hoa quả, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo hoặc đã chết,… mà con người không dùng được nữa, vứt bỏ trở thành rác thải. 

Dù là rác thải nhưng các loại rác thải này có một công dụng rất tuyệt vời đó chính là làm phân bón rất tốt cho những cây trồng ở nhà của bạn. Ở bài viết này, hãy cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu 6 loại rác thải “giá trị” mà chúng ta thường thải ra nhé!

Phân bón làm từ vỏ chuối

Sử dụng vỏ chuối là một bí quyết rất quen thuộc để tạo ra loại phân bón tốt đối với cây trồng của những người làm vườn. Với đặc tính rất dễ phân hủy và cung cấp một lượng lớn Kali và phốt-pho cho cây trồng, vậy nên vỏ chuối rất được người nông dân ưa chuộng làm phân bón. 

phân bón làm từ vỏ chuối
Hình ảnh: phân bón làm từ vỏ chuối

Tuy nhiên nếu để vỏ chuối trực tiếp vào cây trồng sẽ khiến cây bị thối rễ dẫn đến chết cây.

Vậy nên, vỏ chuối cần phải được sơ chế bằng cách xay nhuyễn với một nhúm muối hạt và vài mảnh vỏ trứng để bổ sung canxi. Đem hỗn hợp thu được trộn với đất và để trong khoảng thời gian  một tuần là có thể mang đi bón cây.

Phân bón được làm từ vỏ trứng

Bạn có thể tận dụng rất tốt vỏ trứng để làm phân bón cho cây trồng. Bởi vì vỏ trứng được cấu tạo từ hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% cacbonat canxi – chất thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật cùng lượng lớn magie kali, sắt và phốt pho. Chính vì thế vỏ trứng là nguồn cung cấp canxi, dưỡng chất dồi dào cần thiết cho cây trồng.

Phân bón được làm từ vỏ trứng
Hình ảnh: Phân bón được làm từ vỏ trứng

Bạn có thể tự chế phân bón từ vỏ trứng bằng cách: 

– Luộc và sấy khô vỏ 12 quả trứng gà để lấy vỏ. Mười hai vỏ trứng thường đủ để thụ tinh cho khoảng 2-4 loài thực vật. Dùng máy xay thực phẩm để bóp vỏ trứng thành bột hoặc dùng tay bóp. Rắc bột vỏ trứng lên đất xung quanh cây. Sử dụng cào để trộn bột vào đất,giúp đất hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng.

Phân bón từ tro bếp

Ngoài vỏ chuối và vỏ trứng, tro bếp cũng là một loại phân bón tự nhiên, cung cấp nguồn kali và phốt-pho dinh dưỡng cho cây. Các gia đình ở các vùng nông thôn, còn sử dụng bếp củi có thể tận dụng tro sau khi đốt củi hoặc rơm trên bếp, lò sưởi để làm phân bón, kích thích cho sự phát triển của cây trồng.

phân bón làm từ tro bếp
Hình ảnh: Làm phân bón từ tro bếp

Để điều chế loại phân bón từ tro bếp, các bạn nên hòa tro bếp cùng nước nóng, ngâm hỗn hợp trong vòng 24 giờ rồi tiến hành lọc bỏ phần nước và bón cho cây.

Phân bón làm từ bã đậu nành và bã dừa

Gia đình của bạn có thường xuyên làm sữa đậu nành và dầu dừa tại nhà ? Nếu các bạn chưa biết thì bã của chúng cũng có thể làm một loại phân bón cho cây rất tốt nhé!

phân bón làm từ bã đậu nành và bã dừa
Hình ảnh: phân bón làm từ bã đậu nành và bã dừa

Cụ thể, bạn trộn bột đậu nành và bã dừa vào đất ủ theo tỷ lệ 1: 1 để khoảng một tháng, rồi bón lót cho cây. Phân này giúp đất tơi xốp và tăng hàm lượng hữu cơ trong đất.

Phân bón làm từ bã chè, bã cà phê

Trà và cafe là một thức uống khá phổ biến trong mọi gia đình Việt. Nhưng ngoài là những thứ đồ uống rất ngon lành ra thì chúng cũng có rất nhiều lợi ích khi dùng xong. Sử dụng bã chè và bã cà phê bón cho chậu hoa và cây cảnh không những giúp đất giữ được độ ẩm mà còn khiến cây tươi tốt hơn. Cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần rắc bã trà hoặc cà phê đã hút hết ẩm lên bề mặt đất.

phân bón từ bã chè và bã cà phê
Hình ảnh: phân bón từ bã chè và bã cà phê

Ngoài ra, bã chè cũng là một giải pháp tự nhiên hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu bệnh cho các cây trồng trong vườn của mình. Chỉ cần pha nước vào với bã chè đã sử dụng, rồi sau đó dùng loại nước đó phun đều lên lá cây trong vườn. Tin tôi đi, sâu bọ sẽ tránh xa cây của bạn.

Lưu ý: Bã trà còn nóng không nên đổ trực tiếp lên cây mà phải để nguội sau đó vắt khô rồi mới bón để tránh gây hại cho cây.

Forza hy vọng, sau bài chia sẻ vừa rồi chúng ta có thể xử lý dễ dàng các loại rác thải trong gia đình và biến chúng thành phân bón có ích cho cây trồng trong nhà và vườn của gia đình bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *