Khép lại mùa hạ là một mùa thu lãng mạn, nhẹ nhàng. Thời tiết mùa thu rất mát mẻ, xen lẫn một chút se lạnh, nhưng cái lạnh này lại rất dễ chịu. Đặc biệt bên cạnh cạnh vật thời tiết thì ẩm thực của mùa thu cũng mang những nét rất riêng.
Vậy ăn gì trong những ngày trời thu là tuyệt vời nhất, dưới đây hãy cùng Forza Việt Nam tìm hiểu và khám phá công thức của 3 món ăn mùa thu thơm ngon, ấm lòng nhé!
Chả cốm thơm bùi
Vốn là một món ăn đặc sản của Hà Nội, đến nay chả cốm đã dần trở nên phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Mặc dù cốm có quanh năm thế nhưng chỉ vào những ngày thu thì món ăn này mới đạt được hương vị và độ ngon nhất.
Do đó khi nhắc đến những món ăn ngày thu thì không thể không nhắc đến chả cốm. Với hương vị thơm bùi cùng chút ngọt hậu vị sẽ giúp mâm có của gia đình trở nên ấm cúng và đầm ấm hơn trong những ngày thu.
Nguyên liệu:
- Thịt heo bằm: 200g
- Giò sống: 200g
- Cốm dẹp: 150g
- Trứng gà: 1 quả
- Dầu ăn, nước mắm, gia vị cùng lá chuối hoặc lá sen.
Cách chế biến:
- Bước 1: Sơ chế cốm bằng cách rửa sạch sau đó ngâm từ 3-5 phút với nước ấm. Sau đó vẩy ráo nước.
- Bước 2: Cho cốm vào bát, đập trứng và trộn đều.
- Bước 3: Đem thịt nạc và giò sống vào trộn đều và thêm 1 thìa nước mắm. Tiếp đó đổ hỗn hợp trứng và cốm mới trộn vào tiếp tục trộn. Rồi để yên từ 15-20 phút cho gia vị ngấm.
- Bước 4: Nặn chả cốm thành từng miếng dẹp vừa ăn.
- Bước 5: Bắc nồi hấp và lót phần lá chuối hoặc lá sen đã rửa sạch xuống dưới. Sau đó hấp các miếng chả cốm từ 15-20 phút.
- Bước 6: Khi chả cốm nguội cho lên chiên ngập dầu tới khi chín vàng 2 mặt là được.
- Bước 7: Vớt ra bày biện và thưởng thức.
Sườn xào chua ngọt đậm đà
Từ lâu sườn xào chua ngọt đã được biết đến là một món ăn vô cùng hấp dẫn thơm ngon và dinh dưỡng. Tuy nhiên vào mùa thu, dưới thời tiết se lạnh thì hương vị chua chua ngọt ngọt lại được nâng tầm nên một tầm cao mới.
Nguyên liệu:
- Sườn non: 500g
- Trứng gà: 1 quả
- Đường trắng: 5 thìa cà phê
- Nước mắm: 4 thìa
- Giấm: 5 thìa
- Tương ớt: 4 thìa
- Hành tỏi cùng các loại gia vị, ngò, hành lá…
Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch sườn, cắt khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó đem chần sơ cùng nước ấm có thả chút muối. Rồi vớt ra thả qua nước lạnh.
- Bước 2: Ướp thịt đã chần với hành tỏi băm nhuyễn, lòng trắng trứng, muối và bột ngọt.
- Bước 3: Tiến hành pha sốt bằng 5 thìa đường trắng, 4 thìa nước mắm, 5 thìa giấm và 4 thìa tương ớt rồi trộn đều.
Lưu ý: Tùy vào khẩu vị của gia đình mà bạn có thể gia giảm lượng gia vị hoặc thêm tương cà để món ăn trở nên đẹp mắt hơn. - Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào, đợi nóng già đổ sườn vào đảo cho đến khi hơi xém, chuyển ngả vàng.
- Bước 5: Cho sốt vào phần sườn đang đun trên bếp rồi tiếp tục đảo tới lúc sốt keo lại là được.
- Bước 6: Thêm ngò, hành lá rồi tắt bếp bày lên đĩa và thưởng thức.
Bánh trôi tàu nóng hổi
Ngoài 2 món mặn đặc trưng trên, vào thời tiết thu se lạnh bạn cũng có thể tham khảo thêm món bánh trôi tàu nóng hổi đậm chất thu. Món này này vừa lạ mà vừa quen với mùi thơm nức, ngọt lịm quyện cùng hương gừng ấm nồng.
Sẽ chẳng còn gì ấm lòng hơn là vào một ngày thu lạnh mà làm một chén bánh trôi tàu nóng phải không nào?
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
- Bột nếp: 200g
- Bột gạo tẻ: 10g
- Nước ấm
- Muối
Nhân bánh:
- Đường: 15g
- Đậu phộng: 50g
- Vừng đen: 50g
- Dầu ăn: 2 thìa
Nước đường:
- Đường nâu
- Đường vàng
- Gừng
- Nước
Cách chế biến:
Nhân bánh:
- Bước 1: Cho vừng và lạc đã rang chín đem đãi, xay nhuyễn mịn.
- Bước 2: Cho lạc, vừng đường vào chả đảo trên lửa nhỏ. Khi đường tan hết thêm 1 chút dầu ăn.
- Bước 3: Lúc này phần nhân sẽ hơi ướt. Bạn vo thành từng viên nhỏ là xong.
Vỏ bánh:
- Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ và tô lớn.
- Bước 2: Thêm từng chút nước ấm vào vào để nhồi bột sao cho bột mịn, dẻo không quá khô hay quá ướt.
- Bước 3: Bọc kín ủ bột trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Lấy bột ra ngắt thành từng miếng vừa đủ để bao phần nhân đã làm. Sau đó gói kín nhân rồi rắc thêm chút hạt vừng đen lên trên mặt bánh. Thực hiện bước này đến khi hết nguyên liệu.
- Bước 5: Đun sôi nước, thả bánh vào tới khi nào nổi thì vớt ra cho vào nước lạnh rồi vớt ra.
Nước đường:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, gọt vỏ và thái sợi.
- Bước 2: Đun nước, cho đường nâu và đường vàng vào rồi khuấy.
- Bước 3: Đường sủi thì thả gừng. Tiếp đó cho bánh trôi vào nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Múc bánh ra bát thả thêm vài sợi gừng lên trên. Thưởng thức nóng để kích thích vị giác.
Trời thu se lạnh này sẽ có phần ấm hơn khi chúng ta tự tay vào bếp nấu những món ngon cho người thân và bạn bè thưởng thức. Chúc các bạn thành công!
- 6 điều cần lưu ý để phòng tắm an toàn cho trẻ nhỏ
- Những sai lầm thường gặp khi sử dụng bếp từ và 6 nguyên tắc tăng tuổi thọ của bếp
- Cần lưu ý những gì khi chọn nồi cho bếp từ?
- Hướng dẫn sử dụng bếp ga an toàn, tiết kiệm trong mùa thu đông
- Chức năng Booster trên bếp từ là gì? Mặt lợi và hại khi sử dụng chúng?