Không đơn giản chỉ là nơi để nấu nướng, nhà bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ yêu thương. Không gian này có đẹp mắt hay không quan trọng nhất vẫn nằm ở cách bố trí, sắp xếp.
Hiện nay, trong thiết kế nội thất nhà bếp, nhiều gia đình lựa chọn đưa đảo bếp vào nhằm sử dụng không gian này một cách tiện lợi và linh hoạt. Để biết thêm đảo bếp là gì và những yếu tố cần thiết để làm nên một đảo bếp đa năng, hãy cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đảo bếp là gì?
Đảo bếp thường được gọi bằng các tên khác như bếp đảo hay bàn đảo. Hiểu một cách đơn giản, chúng là một phần tách rời của tủ bếp được đặt ở chính giữa và cân đối với không gian bếp.
Đây là một phần thiết yếu trong cách bố trí của các gian bếp có kích thước lớn. Không những tăng không gian lưu trữ hay không gian ăn uống, đảo bếp còn tạo điểm nhấn trực quan khiến cho căn bếp trở nên sang trọng, tiện nghi và hiện đại hơn.
Đảo bếp được ví như “quầy bar” tại nhà phục vụ cho việc ăn sáng, tiếp đãi khách thậm chí còn mở rộng không gian nấu ăn và công năng của nó thì chắc chắn chưa dừng lại ở đó.
Yếu tố cần thiết để có một đảo bếp đa chức năng
Đảo bếp hoàn toàn có thể được biến tấu công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ. Bởi vì phục vụ nhiều chức năng khác nhau nên đảo bếp được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau.
Một số đảo bếp được kết hợp với ghế đẩu, bồn rửa, ngăn kéo thậm chí còn được trang bị thêm máy rửa bát và lò vi sóng. Vậy thiết kế đảo bếp như thế nào để nâng cao chức năng của nhà bếp so với những không gian còn lại?
Dưới đây là những yếu tố cần thiết mà bạn có thể lưu lại nếu có ý định thiết kế đảo bếp.
Kích thước
Kích thước của đảo bếp đóng vai trò quyết định đến thẩm mỹ cũng như công năng của của toàn bộ không gian nhà bếp. Đảo bếp quá lớn sẽ lấn át khu vực nấu nướng, hạn chế di chuyển và ngược lại, diện tích đảo bếp quá nhỏ sẽ tạo ra một khoảng không trống trải.
Vì vậy, một đảo bếp nên cách không gian xung quanh mỗi bên khoảng 4 mét để đảm bảo việc mở thiết bị nhà bếp được dễ dàng hơn, mọi người cũng cảm thấy thoải mái khi đi lại trong khu vực này.
Đặc biệt với những gian bếp có kích thước quá nhỏ thì không nên bố trí đảo bếp. Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng bàn hoặc xe đẩy. Kích thước của một đảo bếp lý tưởng sẽ có chiều rộng ít nhất 3 mét và chiều dài tối thiểu 4 mét.
Cuối cùng, chiều cao của đảo bếp thường sẽ rơi vào khoảng 1-1,5 mét. Với những đảo bếp có chiều cao 1,5 mét sẽ được thiết kế 2 hoặc nhiều tầng để bố trí không gian chỗ ngồi hoặc quầy riêng biệt.
Thiết bị
Tùy thuộc vào không gian nhà bếp và nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà đảo bếp sẽ được trang bị đa dạng các thiết bị khác nhau. Chẳng hạn như bồn rửa, máy rửa bát, lò vi sóng và bếp nấu.
Với những gia đình thường xuyên nấu ăn và muốn có một không gian mở rộng để phục vụ nhu cầu nấu nướng của mình thì cũng có những lưu ý nhất định.
Cụ thể, nên thiết kế bồn rửa đi kèm với máy rửa bát, nếu thêm bếp nấu tại đảo bếp thì nên bỏ quầy bar ăn sáng và tốt nhất nên lắp đặt máy hút mùi. Những quầy bar ăn sáng không được đặt sát bếp nấu để tránh tình trạng tiếp xúc trực tiếp với khói và nhiệt trong khi nấu nướng.
Lưu trữ
Như đã nói, tùy vào từng không gian khác nhau mà đảo bếp có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Nếu lưu trữ là mối quan tâm hàng đầu cũng như là chức năng chính của đảo bếp thì bạn bắt buộc phải hy sinh một số chức năng khác của khu vực này.
Do đó, nhà thiết kế phải điều chỉnh chiều cao, chiều sâu và ngăn kéo của tủ để trở thành một khu vực lưu trữ hoàn hảo nhất.
Ánh sáng
Cuối cùng, ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế đảo bếp. Bởi lẽ, nó tạo ra sự khác biệt về mặt thẩm mỹ và biến không gian bếp trở nên sang trọng, hiện đại hơn.
Một gian bếp đảo luôn là niềm ao ước của rất nhiều gia đình hiện đại bởi tính thẩm mỹ cũng như những chức năng nổi bật mà nó mang lại. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn có thêm những lưu ý trong thiết kế đảo bếp để có một không gian ưng ý, ấn tượng.