Bếp gas là thiết bị nhà bếp được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng sẽ hay gặp phải trường hợp nồi nấu bị đen, rất khó chùi rửa. Điều này chẳng những làm giảm tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn mất rất nhiều công sức vệ sinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồi nấu bị đen sau thời gian dài sử dụng. Hầu hết mọi người thường cho rằng, gas không đảm bảo chất lượng là lý do chính. Thế nhưng, đây mới là 6 nguyên nhân của những phiền toái này.
Không vệ sinh sạch sẽ nồi nấu trước khi sử dụng
Đối với bếp gas, việc sử dụng nồi chưa được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến cho nồi nấu bị đen. Thức ăn còn thừa dính ở đáy nồi không được rửa sạch sẽ tiếp tục bị đốt cháy sau lần sử dụng tiếp theo. Cứ như vậy, lớp cặn đen dưới đáy nồi sẽ dần xuất hiện khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
Do đó, trước khi nấu ăn, hãy đảm bảo nồi nấu đã được vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là phần đáy nồi.
Bình gas sắp hết
Nồi nấu bị đen rất có thể là báo hiệu của việc bình gas sắp hết. Gas sắp hết, ngọn lửa chuyển dần sang màu đỏ là hiện tượng hết sức bình thường. Lúc này, hãy lắc nhẹ bình gas, nếu thấy bình đã nhẹ hẳn đi thì chỉ cần chuẩn bị thay bình gas mới.
Lá gió bị lệch
Lá gió bị lệch là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lửa không đều, lửa đỏ, từ đó khiến cho nồi nấu bị đen sau quá trình sử dụng. Để khắc phục tình trạng này, giúp cho ngọn lửa đều hơn, cao hơn hoặc thấp hơn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần nắm được cách chỉnh lá gió với những bước dưới đây.
– Thực hiện kiểm tra bằng cách vệ sinh sạch sẽ đầu đốt, nếu đầu đốt vẫn sạch mà lửa vẫn không đồng đều, lửa đỏ thì hãy nghĩ đến việc chỉnh lá gió.
– Khóa van lại, lật đáy bếp lên quan sát phần đầu của đầu đốt sẽ thấy cần gạt, đây chính là bộ phận chỉnh gió của bếp gas.
– Thực hiện chỉnh cần gạt về mức phù hợp rồi bật bếp lên để kiểm tra độ lửa đến khi ưng ý.
Đây là cách khắc phục đối với những bếp gas thông thường. Có nhiều bếp gas phức tạp hơn, khi muốn chỉnh lá gió cần phải tháo rời mặt bếp ra. Nếu không có kinh nghiệm tháo lắp bếp, cách tốt nhất chính là liên hệ với trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ và xử lý nhanh gọn nhất.
Khe thoát lửa bị nghẹt
Khe thoát lửa hay còn gọi là đầu đốt của bếp gas – đây là bộ phận rất dễ bám dầu mỡ, bụi bẩn. Điều này cũng tác động và hình thành ngọn lửa đỏ – nguyên nhân chính khiến cho nồi nấu bị đen. Cách khắc phục cũng không quá cầu kỳ, bạn hãy tháo đầu đốt ra, dùng kim nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa.
Sau khi vệ sinh xong, chờ cho các bộ phận khô hẳn là có thể lắp chúng lại đúng vị trí ban đầu. Tiếp đó, thử đánh lửa liên tục để xem tình trạng đỏ lửa đã được khắc phục hay chưa.
Hơi sơn, bụi vôi bám trên đầu đốt hoặc kiềng bếp
Nếu nhà bạn hoặc nhà hàng xóm vừa mới quét vôi gần nhà bếp của bạn, hơi sơn cũng có thể là nguyên nhân khiến cho lửa đỏ dẫn đến nồi nấu bị đen. Chỉ cần chờ vài ngày cho đến khi hơi sơn bay hết, vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thông gió gian bếp, tình trạng này sẽ dần được khắc phục.
Dị vật trong ống điều dẫn gas
Nếu đã tìm hiểu và thử hết cách mà nồi nấu bếp gas của bạn vẫn bị đen thì rất có thể, đang có dị vật bên trong ống điều dẫn gas nhà bạn. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của thợ sửa chữa vì công việc này khá phức tạp cũng như tránh ảnh hưởng đến an toàn sử dụng gas.
Như vậy, nồi nấu bị đen là tình trạng để lại nhiều rắc rối cho chị em mỗi lần vào bếp. Hy vọng với những nguyên nhân cũng như cách khắc phục mà FORZA Việt Nam vừa chia sẻ, bạn sẽ không còn lo lắng nồi nấu bị đen nữa.