Những sai lầm thường gặp khi cúng ông công ông táo

Ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày ông Táo về trời. Vào những ngày này, các gia đình Việt sẽ luôn chuẩn bị những mâm cỗ và đồ cúng thịnh soạn để tiễn đưa gia đình ông bà Táo về trời bẩm báo về gia đình trong suốt 1 năm với ngọc hoàng.

Vì vậy nên khi chuẩn bị cúng gia chủ cần quan tâm đến những vấn đề kiêng kỵ tránh mạo phạm đến thần linh. Dưới đây hãy cùng Forza Việt Nam tìm hiểu về những lưu ý cần tránh khi cúng ông Công ông Táo nhé!

sai lầm khi cúng ông công ông táo

Không cúng sau 12 giờ trưa

Điều đầu tiên gia chủ cần lưu ý đó là không cúng sau 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch). Bởi sau thời gian trên là lúc ông Công ông Táo đã về trời và cúng thắp không còn tác dụng nữa.

Theo đó lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành trước 12 giờ. Tùy theo điều kiện gia chủ có thể sắp xếp thời gian, công việc mà cúng ông Công ông Táo vào các thời gian như: Trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Không cúng sau 12 giờ trưa

Không dâng cúng một số loại thịt 

Cơm cỗ cúng ngày ông Công ông Táo sẽ thì tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ. Bạn hoàn toàn có thể cúng đồ chay hoặc đồ mặn:

  • Lễ chay gồm: Cau, trầu, nước và hoa quả.
  • Lễ mặn gồm: Giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác.

Tuy nhiên có một số loại thịt cần kiêng trong lễ này như: Thịt vịt, thịt chim, thịt ngỗng, thịt trâu, thịt dê và thịt chó…

Không cúng ở dưới bếp

Một số gia đình nghĩ rằng, ông Táo là các vị thần bếp nên sẽ để đồ cúng và đồ lễ ở bếp là đúng nhất. Tuy nhiên việc đó là không đúng với quy tắc thờ cúng. Bởi tất cả các vị thần này đều được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình. 

Không cúng tiền âm phủ

Không cúng tiền âm phủ

Ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên cúng tiền âm phủ hay bỏ hàng triệu đồng mua vàng mã về đốt. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, thậm chí không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Không nên cầu xin tài lộc, sung túc

Theo thói quen có rất nhiều người cầu xin được ông Công ông Táo về việc làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, thực chất ông Táo lên thiên đình chỉ là để trình báo các việc lớn nhỏ của gia đình với Ngọc Hoàng nên gia đình chỉ nên khấn và cầu xin ông Táo báo cáo điều tốt là được.

Không cúng quá nhiều lễ vật cầu kỳ

Cúng ông Công ông Táo là một lễ thiêng liêng, chủ yếu dựa vào lòng thành tâm của gia chủ. Vì thế lễ vật không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, chỉ cần đủ lễ là được. Theo đó tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà gia chủ có thể linh động lựa chọn lễ vật cho phù hợp.

Không cúng quá nhiều lễ vật cầu kỳ

Thả cá chép sai cách

Cá chép gắn liền với các ông Công ông Táo. Đây là phương tiện để ông Công ông Táo về trời. Do vậy các gia đình tránh thả cá từ trên cao xuống hay thả cá nguyên bao nilon khiến cá chết, tổn thương gây mất đi ý nghĩa tâm linh.

Thả cá chép sai cách

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Forza Việt Nam sẽ giúp bạn có được kiến thức cúng ông Công ông Táo sao cho đúng chuẩn! Chúc gia đình bạn luôn thành công và gặp thật nhiều may mắn, đồng thời luôn đồng hành cùng Forza mỗi ngày nhé!

situs toto slot

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *