Để chuẩn bị nấu một bữa ăn ngon chiêu đãi gia đình, không đơn giản chỉ bắt nguồn từ việc bạn chọn được loại thực phẩm bổ dưỡng, hay sử dụng gia bị hấp dẫn mà đôi khi đến từ việc sơ chế nguyên liệu. Không cần quá cầu kỳ và phải chuyên nghiệp như các đầu bếp, bất cứ người nội trợ nào cũng có thể tự tay vào bếp với những kỹ thuật đơn giản mà FORZA Việt Nam gợi ý sau đây.
Sơ chế nguyên liệu là gì?
Sơ chế nguyên liệu là bước quan trọng trong quá trình chế biến món ăn. Sau khi bạn mua thực phẩm tại chợ hay siêu thị về thì cần làm sạch, cắt thái, tẩm ướp, xay – giã… nguyên liệu. Đây chính là những công việc cơ bản của bước sơ chế nguyên liệu và bước này thường thực hiện trước đi chuyển sang giai đoạn nấu chín.
Bất cứ nguyên liệu nào cũng cần được sơ chế dù là thực phẩm khô hay thực phẩm tươi sống. Khi các bà nội trợ sơ chế nguyên liệu đúng cách không chỉ khiến món ăn ngon, hấp dẫn hơn mà còn giúp món ăn lưu giữ được những giá trị dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ các chất gây hại cho cơ thể.
Quá trình sơ chế nguyên liệu bao gồm sơ chế thô và sơ chế tinh. Trong đó, Sơ chế khô giúp loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm. Còn sơ chế tinh gồm các bước cắt thái, tẩm ướp, xay giã nguyên liệu tùy theo yêu cầu của từng món ăn cụ thể.
4 kỹ thuật sơ chế nguyên liệu thông thường
Việc sơ chế thực phẩm nghe chừng có vẻ đơn giản, tuy nhiên để nằm lòng các tất cả các kỹ thuật đúng cách không phải người nội trợ nào cũng biết. Để giúp bạn dễ hình dung quá trình sơ chế nguyên liệu, sau đây là 4 gợi ý đến từ Forza mà bạn có thể tham khảo.
Ngâm thực phẩm
Ngâm nước giúp thực phẩm mềm hơn, đồng thời loại bỏ các bụi bẩn dính trên bề thực phẩm. Cách làm này thường áp dụng đối với các loại nguyên liệu khô như nấm, các loại hạt, miến khô,… Một số nguyên liệu tươi như thịt, cá cũng được áp dụng cách làm này để phai tiết, giữ cho thịt có màu sắc tươi hơn.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý đó là không nên ngâm nguyên liệu trong nước quá lâu bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Tùy thuộc vào loại thực phẩm mà bạn có thể chọn ngâm nước ấm hoặc nước lạnh.
Rửa thực phẩm
Bất kỳ loại nguyên liệu nào trước khi chế biến bạn cũng cần rửa qua với nước. Bước này giúp loại bỏ các loại bụi bẩn tồn tại trong thực phẩm, đảm bảo an toàn và an tâm cho người sử dụng. Tùy từng loại thực phẩm mà bạn áp dụng những cách rửa thích hợp:
– Đối với các loại củ quả tươi, chúng ta làm sạch bằng cách rửa 2 lần. Rửa củ quả trước khi gọt vỏ để loại bỏ chất bẩn, côn trùng, sau đó tiếp tục rửa nguyên liệu sau khi gọt vỏ để đảm bảo nguyên liệu được sạch hoàn toàn.
– Đối với các loại thịt gia súc, gia cầm cần được rửa kỹ để loại bỏ chất bẩn dính trong quá trình giết mổ, vận chuyển.
– Đối với các loại hải sản cần được rửa kỹ cả bên trong và bên ngoài để loại bỏ chất bẩn, nội tạng, tiết, vây, dịch nhớt để làm giảm bớt độ tanh.
Lưu ý, nên sử dụng chậu rửa lớn để rửa sạch thực phẩm, và không làm nước tràn ra bếp. Đồng thời rửa dưới vòi nước đang chảy sẽ giúp chất bẩn mau chóng được loại bỏ.
Khử trùng, khử mùi thực phẩm
Có nhiều loại thực phẩm đôi khi chỉ rửa bằng nước không thể loại bỏ được hết mùi thức ăn, chính vì vậy bạn cần có nước khử trùng và khử mùi hợp lý. Công đoạn rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mùi vị món ăn sau khi chế biến.
Cũng như các kỹ thuật sơ chế nguyên liệu trên, tùy thuộc vào từng loại món ăn mà bạn có thể áp dụng phương pháp thích hợp:
– Đối với rau tươi, bạn có thể ngâm với nước muối hay nước gạo bởi nó vừa mang lại hiệu quả khử trùng, khử mùi hiệu quả vừa không tốn nhiều chi phí và thời gian.
– Đối với thịt gia cầm, gia súc, có thể dùng rượu trắng, rượu gừng,… để khử mùi tanh, hôi.
– Đối với thủy hải sản cách hiệu quả nhất để loại bỏ mùi tanh là ngâm với rượu trắng và chanh hoặc ướp cùng gừng và ớt trước khi chế biến.
Chần sơ thực phẩm
Đây cũng là cách sơ chế được nhiều bà nội trợ áp dụng nhằm loại bỏ mùi nặng, vị đắng hoặc chất bẩn của nguyên liệu trước khi nấu. Nguyên liệu sau khi chần sơ qua cần được rửa lại bằng nước sạch để giữ được độ ăn chắc.
– Những món như xương, sườn thường được các bà nội trợ áp dụng biện pháp chần sơ bằng nước sôi trong khoảng 5 phút trước khi vào nấu chín. Đây là cách giúp loại bỏ máu tươi cũng như giúp nước canh khi hoàn thành ngon và chuẩn vị hơn.
– Đối với những thực phẩm nấu lâu trên lửa, chần sơ có tác dụng giúp loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt.
Như vậy, đối với mỗi loại nguyên liệu lại có kỹ thuật sơ chế khác nhau. Nếu như bạn không nắm rõ các biện pháp thích hợp thì món ăn dù được được lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon đến đâu thì cũng chưa chắc giữ được hương vị thơm ngon cũng như đảm bảo độ an toàn cho người thưởng thức.
Forza hy vọng, bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu và yêu thêm công việc bếp núc và cải thiện được kỹ năng nấu nướng của mình. Chúc các bạn có những bữa cơm ấm cúng, hạnh phúc bên gia đình và người thân!