Cách giảm độ cay cho món ăn dành cho những người không ăn được cay

Món cay luôn mang đến những trải nghiệm vị giác tuyệt vời cho người thưởng thức. Bên cạnh đó, hương vị và màu sắc của những món cay thường kích thích những “con nghiện” ăn nhiều hơn và không thể cưỡng lại được.

Những món ăn cay hấp dẫn
Hình ảnh: Những món ăn cay hấp dẫn

Tuy nhiên nếu trong nhà có cả những người ăn được cay và không ăn được cay thì bạn phải làm gì để chiều lòng tất cả mọi người? 

Trong bài viết sau đây, hãy cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu những mẹo giảm độ cay cho món ăn trong trường hợp lỡ nấu quá cay nhé!

Tăng vị chua để trung hòa vị cay

Chanh là một trong những nguyên liệu dễ kiếm trong căn bếp của mỗi nhà. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để làm giảm vị cay của món ăn giúp món ăn dễ ăn hơn.

Chanh giúp món ăn bớt cay hơn
Hình ảnh: Chanh giúp món ăn bớt cay hơn

Ngoài chanh bạn có thể sử dụng quất, dứa, cà chua hay giấm đều được. Trong các nguyên liệu này có chứa loại axit đặc biệt có khả năng hạn chế độ cay trong gia vị. Chính vì thế chúng thường được ứng để chữa vị cay cho món ăn. 

Bạn chỉ cần vắt thêm nước cốt chanh vào các món xào hay các món canh cay, chắc chắn vị cay sẽ được cân bằng lại.

Thêm nước dùng vào món ăn

Đây là cách chữa cháy được nhiều người áp dụng nhất, phù hợp với các món súp, canh hay cháo bị cay. Bạn thêm nước dùng hoặc một chút nước sau đó đun sôi, chắc chắn vị cay trong món ăn sẽ được giảm đi đáng kể.

Dùng đường hoặc mật ong

Đường và mật ong có vị ngọt nên cũng có thể làm giảm độ cay cho món ăn. Cách này từ lâu được các bà nội trợ áp dụng trong căn bếp nhà mình. Khi món ăn quá cay, bạn chỉ cần thêm đường hoặc mật ong vào để vị ngọt trung hòa và giảm bớt vị cay.

Nguyên liệu quen thuộc trong mọi căn bếp
Hình ảnh: Nguyên liệu quen thuộc trong mọi căn bếp

Tuy nhiên có một lưu ý mà bạn không nên mắc phải đó là nếu bạn thêm đường hoặc mật ong quá nhiều sẽ làm hương vị của món ăn tệ hơn rất nhiều.

Thêm rau củ để giảm độ cay

Rau củ có “khả năng đặc biệt” trong việc chữa vị cay của món ăn nên các bà nội trợ có thể tận dụng chúng. Trong rau củ luôn chứa hàm lượng chất xơ và đường dồi dào giúp hút bớt vị cay, đồng thời làm cho phần nước xào nấu có vị ngọt thanh, dễ chịu.

Ăn món cay là thói quen của nhiều người
Hình ảnh: Ăn món cay là thói quen của nhiều người

Bạn có thể ăn trực tiếp các loại rau củ cùng món ăn để giảm bớt vị cay hoặc cắt chúng thành những lát lớn, nấu trong món ăn ít nhất 15 phút sau đó vớt ra trước khi thưởng thức chúng.

Các loại rau củ quen thuộc được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng để hút vị cay bao gồm khoai tây, cà rốt, đậu cove,… Những nguyên liệu này vô cùng dễ kiếm và hầu như trong bếp nhà nào cũng có sẵn.

Giảm độ cay bằng bơ hoặc sữa

Sữa là cách làm dịu vị cay nhanh chóng nhất. Khi nấu ăn, bạn cũng có thể áp dụng nguyên liệu này để chữa cay một cách rất hiệu quả. Có được công dụng đặc biệt như vậy là vì bên trong sữa hoặc bơ có hàm lượng protein dồi dào.

Sữa giúp bạn dịu vị cay nhanh chóng
Hình ảnh: Sữa giúp bạn dịu vị cay nhanh chóng

Chất này giúp lấy đi vị cay một cách nhanh chóng và thường được áp dụng phổ biến trong các món salad hoặc những món cay với phô mai.

Sử dụng món ăn kèm

Đây là một cách giảm độ cay cho món ăn rất hiệu quả. Phù hợp dành cho những gia đình có cả người ăn được cay và không ăn được cay. 

Sử dụng món ăn kèm giúp kích thích bữa ăn
Hình ảnh: Sử dụng món ăn kèm giúp kích thích vị giác

Với mỗi món ăn, hãy lựa chọn món ăn kèm phù hợp. Bạn thường thấy người Hàn áp dụng cách này rất hiệu quả, trong món ăn của họ luôn có sự kết hợp đầy đủ giữa mì cay Hàn Quốc, củ cải muối chua hay canh kim chi ăn kèm cơm trắng.

Mỗi hương vị món ăn đưa ta đến những trải nghiệm bất ngờ, thú vị. Chính vì vậy hãy là người đầu bếp thông thái, biết nhiều mẹo nấu ăn ngon để chiều lòng những người mình yêu thương và tự biết cách chăm sóc chính bản thân mình.

Với những mẹo trên đây, chắc chắn bạn đã biết cách chữa cay cho món ăn của mình phải không nào. Chúc bạn luôn có những món ăn ngon nhân tình yêu bếp lên gấp bội nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *