Sữa đậu nành, thức uống quen thuộc vừa ngon lại bổ dưỡng và thích hợp với mọi lứa tuổi. Hiện nay, không khó để có thể mua được những ly sữa thơm ngon ở hàng quán hay vỉa hè.
Nhưng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một vấn đề quan trọng mà ai cũng quan tâm tới.
Đừng lo, hãy cùng FORZA Việt Nam vào bếp chỉ với máy xay sinh tố cùng vài bí quyết nhỏ tạo ra những ly sữa thơm phức và đầy đủ dinh dưỡng.
Bước 1: Chọn mua đậu nành
Chọn nguyên liệu ngon luôn là điều cần ưu tiên để thành phẩm dù đồ ăn hãy thức uống đạt chuẩn. Nhất là với sữa cần chọn những hạt đậu nành chất lượng và còn mới. Có màu trắng ngà, đều, vỏ không xuất hiện các vết nứt hay dấu hiệu nảy mầm. Đồng thời bóp chắc hạt, không vụn, mềm và còn mùi thơm lẫn mùi béo đặc trưng.
Nên ưu tiên loại hạt được đóng gói chân không, có nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng. Như vậy đảm bảo còn nguyên dưỡng chất bởi không tiếp xúc với không khí. Và khi sử dụng không hết, bạn nên cho vào hũ thủy tinh hay túi nilon hàn kín. Đậu nành sẽ không bị biến chất dù để thời gian dài.
Bước 2: sơ chế hạt đậu nành
Một bước rất quan trọng chính là ngâm và tách vỏ hạt đậu nành trước khi xay. Bởi không thực hiện đúng sữa không ngon lại nhanh hỏng. Do lớp vỏ dễ bị lẫn dầu và các tạp chất trong nhiều quá trình tạo thành phẩm.
Vì thế, để sữa thơm ngon, bảo quản được lâu bạn cho hạt đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để những hạt lép, mốc và bọt nổi lên thì cho ra ngoài.
Tiếp tục đổ nước lạnh vào phần đậu nành đã được loại bỏ hết bọt và hạt hỏng. Lưu ý không được sử dụng nước nóng, không đậy nắp và để ở nơi khô thoáng.
Khi thời tiết quá nắng nóng 2 đến 3 tiếng phải thay nước ngâm 1 lần. Đủ 6 đến 8 tiếng, đổ bỏ nước ngâm, xả lại dưới vòi nước vài lần nước. Cuối cùng là bóc vỏ và cho vào rổ cho thật ráo nước để xay.
Bước 3: Xay đậu nành
Sau khi sơ chế kỹ lưỡng, cho hạt đậu nành vào máy xay sinh tố. đổ thêm nước vào. Theo tỷ lệ 1 phần đậu:3 phần nước là chuẩn nhất nhưng cũng tùy khẩu vị cả nhà. Có thể tăng giảm lượng nước nếu muốn uống sữa đậm hay nhạt. Nếu lượng đậu nhiều nên chia làm nhiều lần xay để đạt độ mịn cần thiết.
Sau khi xay xong, cho sữa qua vải lọc để loại bỏ phần bã, lấy phần sữa cho vào nồi chuẩn bị nấu. Phần bã này đừng bỏ đi lãng phí, có thể dùng làm phân bón cho cây. Hay đắp trực tiếp hoặc trộn cùng mật ong giúp da trắng mịn và sạch mụn. Hay kết hợp với trứng tạo món ăn vặt hấp dẫn nữa đấy.
Bước 4: Nấu sữa đậu nành
Bắt nồi sữa lên nấu, khi sôi chỉnh lửa thật nhỏ, thỉnh thoảng dùng muỗng khuấy nhẹ để sữa không cháy dưới đáy nồi.
Cho thêm vài cọng lá dứa khi sữa bắt đầu sôi để có vị thơm nhẹ hấp dẫn. Nếu có xuất hiện bọt, phải vớt bỏ ngay để tránh ảnh hưởng chất lượng sữa.
Sau khi sữa chín hoàn toàn, tắt bếp, vớt xác lá dứa bỏ ra ngoài. Thêm đường và uống nóng hay thêm vài viên đá lạnh tùy sở thích của mỗi người.
Bảo quản sữa đậu nành và những lưu ý khi dùng
Bạn nên nấu lượng sữa đậu nành vừa đủ trong ngày, nếu có dư thì để thật nguội và rót vào chai thủy tinh. Sau đó, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh, để tối đa 1 đến 2 ngày.
Không nên để quá lâu sẽ làm sữa mất hương vị thơm ngon cùng dưỡng chất. Lưu ý không bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt, môi trường để vi khuẩn dễ sinh sôi.
Sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích dành cho sức khỏe nhưng mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200ml. Uống lúc ấm và sau buổi sáng thức dậy để đào thải độc tố cho cơ thể. Hoặc uống trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng giúp kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm.
Lời kết
Sữa đậu nành, thức uống lý tưởng kết hợp cùng điểm tâm tạo bữa sáng tuyệt vời. Chắc chắn những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể tự nấu nồi sữa ngon và ấm bụng cho mọi người thưởng thức. Mùi vị thơm của lá dứa, vị sữa beo béo sẽ tạo năng lượng để có một ngày làm việc hiệu quả.
- Thiết kế đảo bếp đa chức năng cần những yếu tố gì?
- Gợi ý 8 phụ kiện nhà bếp thông minh không thể thiếu trong mỗi gia đình
- Tiết lộ danh tính 5 chiếc bếp từ tầm trung đáng sở hữu nhất hiện nay
- Xây dựng không gian sống lành mạnh với 7 cách bảo vệ môi trường
- 9 vật dụng trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên