Bếp từ không nhận nồi nấu: Nguyên nhân do đâu? Khắc phục thế nào?

Bếp từ không nhận nồi là tình trạng phổ biến và thường xuyên gặp đối với những gia đình sử dụng sản phẩm bếp này. Vậy nguyên nhân bếp từ không nhận nồi là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của FORZA Việt Nam nhé!

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Để biết nguyên nhân tại sao bếp từ bị lỗi không nhận nồi và cách khắc phục để chúng hoạt động bình thường thì trước tiên, bạn cần biết nguyên lý hoạt động của bếp từ.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ 
Hình ảnh: Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý hoạt động của loại bếp này khá đơn giản. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện xuất hiện và chạy qua cuộn dây được đặt dưới mặt kính của bếp. Từ đó từ trường sẽ xuất hiện trong phạm vi vài milimet trên bề mặt bếp. Loại từ trường này hoạt động biến thiên được gọi là từ thông.

Các dòng từ thông chuyển động mạnh mẽ sẽ sinh ra dòng điện fuco. Dòng điện fuco sinh ra nhiệt, nhiệt lượng chỉ tác động vào đáy nồi nhưng không tác động vào mặt kính. Bạn sẽ thấy, nếu nước đang sôi mạnh nhưng chỉ cần nhấc nồi cao lên 1cm thì bếp sẽ ngừng hoạt động.

Thực tế, nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt độ của đáy nồi. Năng lượng ở vị trí đáy nồi được chuyển sang năng lượng nhiệt. Lượng điện tiêu hóa chuyển hóa lên tới 96% thành lượng nhiệt tiêu thụ để đun nấu. Đó là lý do tất cả các loại dụng cụ nấu nướng đều phải có đáy bằng kim loại hoặc có nhiễm từ tính. Vì vậy bếp từ thường kén nồi và lỗi thường gặp ở loại bếp này là không nhận nồi.

Nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ không nhận nồi

Từ nguyên lý hoạt động của bếp từ, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bếp không nhận nồi:

Chất liệu nồi

Nhiều người khi mua bếp từ thường không để ý đến việc lựa chọn chất liệu nồi. Bếp từ là dòng sản phẩm đặc thù nên cần có loại nồi tương thích mới có thể hoạt động được. Nồi dành cho bếp từ thường bao gồm các sản phẩm có đáy nhiễm từ, men sắt hoặc thép không gỉ, nồi inox cao cấp.

Đăc biệt, các loại nồi được làm bằng inox phải đảm bảo chất liệu sử dụng là inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430. Đối với những bộ nồi chảo bằng gang tráng men thì trong thành phần chất liệu phải chứa một lượng sắt nhỏ, có từ tính thì mới sử dụng được cho bếp từ.

Lựa chọn chất liệu nồi không phù hợp
Hình ảnh: Lựa chọn chất liệu nồi không phù hợp

Các chất liệu bếp từ không thể nhận được như nồi nhôm, nồi đất, nồi thủy tinh,… Những loại nồi này không có từ tính và không thể làm nóng bởi bếp từ vì chúng có hiệu suất sinh nhiệt thấp. Đây chính là nguyên nhân thường gặp và phổ biến nhất hiện nay khi sử dụng bếp từ.

Cách khắc phục

Bạn nên lựa chọn nồi có đáy nhiễm từ tính. Để biết nồi có nhiễm từ tính hay không có thể sử dụng nam châm. Nếu đáy nồi hút chặt cục nam châm thì chất liệu đó của bạn được sử dụng cho bếp từ. Nếu nam châm và đáy nồi không hút nhau thì có nghĩa nồi đó không thể sử dụng cho bếp từ.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết được bếp từ bằng các ký hiệu. Nếu bạn thấy dòng chữ ký hiệu Induction và biểu tượng của lò xo xoắn ốc hoặc ký hiệu từ trường thì những bộ nồi đó sẽ dành riêng cho bếp từ.

Vị trí đặt nồi nấu

Vị trí đặt nồi không đúng 
Hình ảnh: Vị trí đặt nồi không đúng

Do đặt sai vị trí nồi nấu, phần đáy nồi bị lệch so với vùng nấu. Bếp sẽ không nhận được nồi và cảnh báo bị lỗi. Bếp từ chỉ hoạt động khi nồi đặt đúng vào vị trí cảm ứng từ của nó. Tình trạng này không do bất kỳ lỗi kỹ thuật nào của bếp mà đơn giản bạn chỉ cần cần lưu ý vị trí đặt nồi.

Cách khắc phục

Bạn chỉ cần đặt nồi vào đúng vị trí nấu và bấm các chức năng của bếp là có thể thực hiện được việc nấu nướng của mình.

Do đáy nồi bị biến dạng

Tiếp theo một nguyên nhân nữa khiến bếp không thể nhận nồi là do vùng đáy nồi bị biến dạng do cháy xém hoặc cong vênh. Nếu sử dụng loại nồi này sẽ làm ảnh hưởng đến phần cảm biến của bếp từ.

Cách khắc phục

Bếp từ chỉ nhận nồi đối với các loại đáy nồi bằng phẳng có kích thước đường kính trên 10cm. Do đó cách khắc phục tốt nhất là mua nồi mới thay cho chiếc nồi cũ. Bởi việc sử dụng nồi bị biến dạng đáy sẽ làm ảnh hưởng đến bo mạch và cảm biến của bếp.

Do công suất điện của bếp từ

công suất hoạt động của bếp 
Hình ảnh: Cần chú ý đến công suất hoạt động của bếp

Khi thiết kế mỗi loại bếp từ tùy thuộc vào nơi sản xuất và thương hiệu sẽ có công suất điện khác nhau. Bếp từ nhập khẩu sẽ có công suất nấu ăn khác so với bếp từ Việt Nam. Tùy vào hiệu điện thế, nguồn điện mà bếp sẽ có mức công suất và tần số khác nhau.

Cách khắc phục

Để sửa bếp từ không nhận nồi do lỗi này, bạn có thể thử mức công suất nấu khác xem có cải thiện được không. Ngoài ra, lưu ý trước khi mua bếp cần tìm hiểu kỹ hơn về công suất. Lựa chọn dòng sản phẩm bếp từ phù hợp với hiệu điện thế ở Việt Nam là cách hạn chế tình trạng bếp không nhận nồi.

Do cảm biến hoặc IC của bếp bị hư hỏng

Nguyên nhân cuối cùng của tình trạng bếp không nhận nồi là do phần cảm biến hoặc IC của bếp bị hư.

cảm biến của bếp
Hình ảnh: Bếp từ không nhận nồi do cảm biến hoặc IC của bếp bị hư

Cách khắc phục

Cách sửa bếp từ không nhận nồi trong trường hợp này khá đơn giản đó là thay, sửa cảm biến hoặc IC của bếp từ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý thay thế hoặc tháo dỡ các bộ phận của bếp từ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ bảo hành bếp hoặc dịch vụ sửa chữa bếp chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng lỗi không nhận nồi. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn xử lý lỗi không nhận nồi của bếp từ đơn giản và nhanh chóng nhất. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các sản phẩm bếp từ, vui lòng liên hệ với FORZA Việt Nam theo Hotline 1900.23.23.23.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *