Bữa cơm gia đình đối với mỗi người Việt luôn ẩn chứa ý nghĩa về tình cảm yêu thương, sự gắn kết của các thành viên. Sau một ngày làm việc vất vả, sau những lo toan bộn bề, bữa ăn gia đình là thời gian để mỗi người có thể thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, nấu ăn vốn là công việc không dễ dàng, đôi khi sẽ mang đến những nỗi lo ngại, băn khoăn cho nhiều chị em phụ nữ. Do đó, những mẹo đơn giản nhưng rất hữu ích sẽ khiến cho công việc nấu ăn trở nên nhẹ nhàng. Từ đó, mang đến những bữa cơm gia đình vui vẻ, hạnh phúc nhất.
Bài chia sẻ sau đây của FORZA Việt Nam sẽ giới thiệu về mẹo những cách đơn giản để nấu ăn không bị cháy khét mà bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh bếp nấu ăn thường xuyên và đúng cách
Những món ăn bị cháy khét không những là nguyên nhân làm cho bữa ăn gia đình không được trọn vẹn. Mà còn khiến cho căn bếp và các dụng cụ nấu ăn bị ám mùi hôi khó chịu, rất khó tẩy rửa. Để hạn chế tình trạng bị cháy khét trong quá trình nấu ăn thì vệ sinh bếp nấu thường xuyên và đúng cách là rất quan trọng và cần thiết.
Trên bề mặt của bếp nấu còn dính các loại thực phẩm thừa như nước sốt, thức ăn, rau quả,… thì chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng cháy khét. Bởi khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ bị đốt cháy và bám lại dưới đáy nồi chảo. Do đó, gây ra mùi khó chịu cho không gian bếp và ảnh hưởng đến hương vị của các món ăn.
Vì vậy, bạn cần giữ cho bề mặt bếp luôn sạch sẽ. Đối với bếp gas, ngoài việc vệ sinh bề mặt bếp thì bộ phận đầu đốt cũng cần được lau sạch và loại bỏ tất cả thức ăn thừa. Vệ sinh bếp từ thì đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần sử dụng khăn mềm cùng một chút nước tẩy là có thể vệ sinh bề mặt bếp sau khi sử dụng.
Đồng thời, lưu ý là không nên vệ sinh bếp ngay khi vừa nấu ăn xong. Bởi vì nhiệt độ chưa được tỏa hết, có thể dễ gây bỏng đặc biệt khi dùng bếp gas và làm giảm độ bền của bếp. Khoảng 5 – 10 phút sau khi tắt thì vệ sinh bếp là thích hợp nhất.
Làm sạch nồi chảo trước khi sử dụng
Nồi chảo là những dụng cụ nấu ăn rất quan trọng. Để đảm bảo món ăn ngon, không bị cháy khét thì cần đảm bảo các dụng cụ này sạch sẽ, không bị bám dính các vết bẩn.
Đầu tiên, bạn cũng cần đảm bảo bên ngoài nồi chảo không bị dính bám các loại thức ăn thừa. Vì khi tiếp xúc với bếp đun chúng cũng tạo nên các mùi cháy khét không mong muốn.
Tiếp theo, làm sạch phần bên trong của nồi chảo cũng rất quan trọng. Những vết bẩn khó tẩy rửa từ những lần nấu ăn trước chính là nguyên nhân khiến cho món ăn của bạn dễ bị cháy khét. Đặc biệt, tránh để thực phẩm bị cháy bám lại bên trong dụng cụ nấu nướng. Vì sẽ gây mùi khó chịu cho món ăn khác. Bạn có thể ngâm nồi chảo với nước ấm khoảng từ 1 – 2 tiếng để loại bỏ được các vết thức ăn khó tẩy rửa. Một cách khác đó là đun sôi giấm và nước vừa đủ trong nồi có đáy vết cháy khét, từ khoảng 3 – 5 phút. Sau đó để nguội và rửa lại như bình thường.
Lưu ý nhiệt độ của dầu ăn đối với món chiên, rán
Chiên, rán thức ăn là một trong những nguyên dễ gây đến hiện tượng cháy khét nhất. Một trong những giải pháp giúp cho các món chiên, món rán thơm ngon đó chính là lưu ý điều chỉnh nhiệt độ của dầu ăn thích hợp trước khi cho thức ăn vào. Lời khuyên cho bạn là nên làm nóng dầu ăn trong chảo ở mức độ phù hợp trước khi thêm thức ăn.
Nên cho dầu ăn tráng sơ qua nồi chảo khi ở nhiệt độ trung bình để tạo được một lớp chống dính hoàn hảo. Thức ăn sẽ không bị bám chặt vào đáy chảo.
Đồng thời, không nên để nhiệt độ của dầu ăn quá lớn mới cho thức ăn vào. Vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến cho thức ăn bị cháy bên ngoài, nhưng bên trong không chín được.
Sử dụng nhiệt độ phù hợp
Các món ăn bị cháy khét dễ gây các mùi hôi khó chịu cho căn bếp của bạn. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu các món ăn bị cháy cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Theo nhiều chuyên gia, sử dụng các món ăn bị khét sẽ sản sinh ra rất nhiều các gốc tự do. Các gốc tự do này sẽ phản ứng với các chất hóa học có trong tế bào và cơ thể. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ đột biến. Đồng thời, các đồ ăn này cũng chứa nhiều acid béo bão hòa – chất béo không có lợi cho cơ thể. Có thể gây ra các bệnh về tim mạch, xơ gan, đặc biệt là nguyên nhân của ung thư. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp là một trong những giải pháp tuyệt vời cho những món ăn của bạn.
Mỗi loại thức ăn sẽ có thời gian nấu chín khác nhau và chịu được tác động nhiệt độ nhất định. Vì vậy, tùy thuộc vào từng món ăn thì cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để không bị cháy.
Chẳng hạn, đối với các món ăn liên quan đến đường, sữa, phô mai,… thì khả năng bị cháy rất nhanh nếu đun trên nhiệt độ quá lớn. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ từ thấp đến trung bình.
Sử dụng chất liệu nồi đảm bảo chất lượng
Một cách để giúp bạn nấu ăn không bị cháy khét đó chính là lựa chọn chất liệu nồi đun đảm bảo chất lượng. Các loại chất liệu nồi an toàn cho sức khỏe được khuyên dùng hiện nay như: nồi được tráng men, thủy tinh, inox (thép không gỉ), nhôm anod,…
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Nồi Inox FZ-A01 CW của FORZA Việt Nam. Sản phẩm với thiết kế hiện đại, tiện dụng cho mọi gia đình và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Một số ưu điểm nổi bật đó là nồi được sản xuất từ Inox 5 lớp. Thân nồi làm bằng inox 304, dày 0.6mm. Đáy nồi là chất liệu Inox 430, rất phù hợp với bếp từ. Vì vậy, đảm bảo thức ăn không bị cháy khét và sản sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe trong quá trình nấu ăn.
Ngoài ra, có rất nhiều mẹo nhỏ khác giúp quá trình nấu nướng của bạn trở nên dễ dàng và đảm bảo các món ăn vừa chín, không bị cháy. Cụ thể như đảo đều thức ăn, sử dụng các dụng cụ khuếch tán nhiệt, hẹn giờ với những món ăn cần được nấu trong thời gian dài,…
Bữa cơm gia đình là biểu hiện của hạnh phúc, sự gắn bó và là cách nuôi dưỡng tình cảm trong gia đình. Vì vậy, bữa cơm gia đình trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực của người Việt. Chỉ những mẹo nhỏ trong thói quen nấu nướng sẽ giúp cho bữa cơm gia đình của bạn trở nên hoàn hảo hơn .