Tết đến nhu cầu sử dụng các loại đồ hộp nhựa cất trữ thực phẩm ngày càng tăng. Tuy nhiên bạn đã biết lựa chọn loại hộp nhựa nào vừa tiện dụng vừa an toàn cho sức khỏe chưa?
Theo đó thực tế hiện nay có rất nhiều các loại nhựa khác nhau, tuy nhiên trong số chúng không phải loại nào cũng có thể đựng thực phẩm được. Và để giúp bạn tìm được sản phẩm tốt và chất lượng, bài viết dưới đây hãy cùng Forza Việt Nam giải mã những loại nhựa thường thấy nhé!
Nhựa Polyethylene terephthalate (PET hay PETE )
Đây là loại nhựa được dùng rất phổ biến để sản xuất vỏ chai nước khoáng. Loại nhựa này có chi phí tương đối thấp, cũng như khả năng tái chế cao. Không chỉ vậy chúng còn được sử dụng làm vỏ chai nước tinh khiết hay những chai dầu ăn, nước ngọt,nước trái cây, nước rửa chén…
Thực tế về mặt hóa học nhựa PET khá bền ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao chúng lại có thể sản sinh ra một số chất như Aldehyde và thôi nhiễm Antimony. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng chúng trong 1 thời gian ngắn (dưới 10 ngày) rồi bỏ chúng. Đồng thời lưu ý không sử dụng nhựa PET để đựng các thực phẩm nóng, hay cho vào lò vi sóng.
Nhựa High-density polyethylene (HDPE)
Nhựa HDPE có mật độ polyethylene cao nên được xem là loại nhựa an toàn để đựng thực phẩm. Với độ bền cơ học cao, chúng gần như trơ hoàn toàn về mặt hóa học và thậm chí có thể chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C trong thời gian ngắn, còn 110 độ C trong thời gian dài.
Một số ứng dụng của nhựa HDPE được kể đến như: Dùng làm vỏ bình sữa cho bé, vỏ hộp thuốc, bình nước giặt, nước lau sàn, dầu gội, sữa tắm… Tuy nhiên để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả bạn không nên để chúng vào lò vi sóng hay những nơi quá nóng trên mức 110 độ C. Hoặc đựng thực phẩm giàu chất béo như nước dùng bún, mì, phở, cháo trừ khi chúng được thiết kế chuyên dụng để đựng thực phẩm nóng.
Nhựa Polyvinyl Chloride (PVC)
Đây là loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi chỉ sau polyethylene và polypropylene. Chúng được sản xuất dưới dạng cứng hay dẻo, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để thêm phụ gia thêm.
Các ứng dụng thường thấy của PVC là trong việc sản xuất vỉ thuốc, tấm trải giường, chai lọ không đựng thực phẩm, thẻ ngân hàng, thẻ xe có chip, và sản phẩm như đồ chơi trẻ em… Do đó loại nhựa này cũng được cho là không nên nhất để đựng thực phẩm.
Nhựa Low Density Polyethylene (LDPE)
Nhựa LDPE có mật độ polyethylene thấp. Nó thường được ứng dụng để làm túi nhựa đựng sản phẩm hàng hóa, giấy gói thực phẩm… Về tính chất hóa học đây là loại nhựa trơ nhưng kém bền vật lý.
LDPE có thể chịu được mức nhiệt 95 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 80 độ C trong thời gian dài. Bởi vậy, nếu lựa chọn loại túi này đựng thực phẩm đây là một giải pháp an toàn
Nhựa Polypropylene (PP)
Nhựa Polypropylene có cấu trúc tương tự như LDPE và HDPE. Bởi chúng có tính bền vật lý và trơ hóa học gần giống nhau. Loại nhựa này kém bền nhất với nhiệt độ nóng chảy ở mức khoảng 130 độ C. Do đó, chúng chỉ có thể đựng các thực phẩm nóng đến khoảng 110-120 độ C.
Những sản phẩm từ nhựa PP thường thấy là các hộp đựng thực phẩm, bàn ghế nhựa, bao nilon, ly nhựa, muỗng (thìa), dao nhựa,…
Nhựa Polystyrene (PS)
Nhựa PS có thể tồn tại ở 2 dạng cứng như Hộp đĩa CD, dao cạo râu,… hoặc dạng xốp.
Ở dạng xốp loại nhựa được dùng nhiều trong ngành công nghiệp đóng gói và đựng thực phẩm như: Bát, chén, đĩa, muỗng, hộp xốp, khay đựng đồ ăn, hộp sữa chua… Tuy vậy chúng ta cần lưu ý để phân biệt tránh nhầm lẫn với các sản phẩm nhựa PP. Mẹo nhỏ là nhựa từ PS thường đục, còn nhựa PP lại trong suốt.
Về cơ bản, để lựa chọn được loại nhựa an toàn trong thực phẩm bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm nhựa có in ký hiệu HDPE, LDPE, PP và PET. Còn lại với một số nhựa PS, PVC thì cần hạn chế không sử dụng chúng trong thực phẩm.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, Forza Việt nam luôn đồng hành cùng bạn xây dựng cuộc sống chất lượng hơn mỗi ngày!