Những năm trở lại đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm dần xuất hiện nhiều hơn và trở thành hiện tượng đáng báo động mỗi dịp tết đến xuân về. Điều này đòi hỏi người nội trợ phải trang bị chu toàn các kiến thức về lựa chọn, bảo quản thực phẩm và phòng tránh ngộ độc cho gia đình.
Cùng FORZA Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về cách thức phòng tránh, đẩy lùi tình trạng ngộ độc thực phẩm trong ngày tết qua bài viết dưới đây nhé!
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn, trúng thực, là hiện tượng xảy ra khi ăn phải các loại thực phẩm nhiễm vi khuẩn, vi rút, ôi thiu, chứa nấm mốc hoặc các loại thực phẩm chứa độc tố mạnh.
Các dấu hiệu của ngộ độc thường rất dễ nhận thấy như: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh, đau cơ, chán ăn,… Vào dịp tết, các dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều hơn do lượng thực phẩm tiêu thụ nhiều hơn bình thường. Các nguyên nhân chủ yếu như ngộ độc rượu, rau xanh nhiễm hóa chất, các loại thịt sử dụng không qua nấu chín hoặc các loại củ mọc mầm,….
Ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm
Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn có thể tham khảo theo các phương pháp dưới đây:
Chọn mua thực phẩm an toàn
Nên chọn mua các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, không nên ham rẻ mua các loại thực phẩm sắp hỏng hoặc sắp quá hạn sử dụng.
Thực phẩm sau khi mua về nên được bảo quản lạnh để giữ được độ tươi và tránh nhiễm khuẩn.
- Đối với các loại thực phẩm tươi sống như mực, tôm, cá và các loại thịt đã qua sơ chế thì cần lựa chọn loại còn tươi sau đó cấp đông để bảo quản được lâu hơn.
- Đối với các loại rau củ, không giữ lại các loại củ đã mọc mầm hoặc đã mua từ lâu trước đó để tránh các độc tố.
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp
Do đặc thù của môi trường nhà bếp, các loại vi khuẩn rất dễ phát sinh và bám vào thực phẩm, đồ dùng, thiết bị nhà bếp. Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và an toàn.
Bên cạnh đó, nên vệ sinh bằng các loại nước tẩy rửa đồ dùng chuyên dụng hoặc các loại nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp như chanh, giấm, baking soda,…
Không dùng chung đồ khi chế biến thức ăn sống và chín
Cần đặc biệt lưu ý tới các đồ dùng, dụng cụ khi chế biến thực phẩm, tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng chế biến đồ sống với đồ chín. Đặc biệt lá đối với thớt – loại vật dụng chuyên dùng thái thực phẩm. Thói quen dùng thớt hai mặt và dùng lẫn cùng các loại thực phẩm khác vô tình là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn chéo và gây ngộ độc thực phẩm.
Để loại bỏ tình trạng này, bạn nên vệ sinh kỹ các dụng cụ trước khi sơ chế. Đối với thớt và nồi chảo bạn nên lựa chọn các chất liệu dễ vệ sinh như nồi, thớt inox, thớt kháng khuẩn,… để dễ vệ sinh hơn, hoàn toàn sạch khuẩn và không để lại vết bám từ chất tẩy rửa.
Rửa tay và vệ sinh dụng cụ ăn uống thường xuyên
Thói quen rửa tay trước và sau các bữa ăn sẽ giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa và rối loạn đường ruột. Hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn khi phải tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Nên đeo bao tay khi sơ chế thực phẩm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ tay vào thực phẩm.
Cách xử lý sau ngộ độc
Bên cạnh việc trang bị các kiến thức về phòng chống ngộ độc, bạn cũng cần chuẩn bị thêm những kiến thức xử lý sau khi gặp tình trạng này.
- Sau khi ngộ độc, việc cần thiết trước nhất là bổ sung nước, bù điện giải cho cơ thể để hạn chế nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Đối với các tình trạng ngộ độc nhẹ, nghỉ ngơi và bù nước cho cơ thể sau vài ngày có thể khỏe lại
- Đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, nên đến các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
Trên đây là những thông tin về cách phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày tết, hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn, cùng bạn đẩy lùi tình trạng ngộ độc ngày tết!