Đối với người Việt, hâm nóng thức ăn được xem là thao tác thường xuyên và quen thuộc trong mọi căn bếp. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết chỉ với một số sai lầm nhỏ như điều chỉnh nhiệt độ không phù hợp hay sai kỹ thuật hâm nóng thức ăn cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong bài viết sau đây, FORZA Việt Nam gửi đến bạn 6 mẹo hâm nóng thức ăn an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm. Hãy cùng lưu lại những phương pháp dưới đây nhé.
Làm nguội thức ăn tối đa 2 giờ trước khi cất vào tủ lạnh
Làm nguội thức ăn ngay sau khi nấu chín là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo quá trình hâm lại diễn ra an toàn. Vì nhiệt độ giữa thức ăn mới nấu chín và tủ lạnh trái ngược nhau nên bạn cần làm nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Thời gian tốt nhất là khoảng 2h sau khi nấu.
Một mẹo nhỏ dành cho bạn đó là hãy chia các món lớn như món hầm, súp vào các hộp đựng nông để nhiệt độ nhanh chóng giảm xuống và nên để riêng ra từng loại thức ăn với hộp đựng phù hợp.
Cách làm này còn giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả đấy!
Chỉ hâm nóng thức ăn thừa tối đa một lần
Chắc hẳn chúng ta đều có suy nghĩ, thức ăn có thể hâm nóng nhiều lần. Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là chỉ nên hâm nóng thức ăn thừa tối đa một lần duy nhất. Vì nếu hâm lại quá nhiều lần, thức ăn không chỉ giảm hoặc mất hương vị mà hàm lượng dinh dưỡng cũng hao hụt đáng kể.
Hâm nóng thức ăn ít nhất 2 phút ở nhiệt độ 70°C
Nhiều bà nội trợ có quan niệm hâm nóng thức ăn chỉ là làm nóng sơ qua. Tuy nhiên đây lại là quan niệm sai lầm. Hâm thức ăn có nghĩa nấu lại, thực phẩm cần làm nóng ít nhất 2 phút ở nhiệt độ khoảng 70°C trở lên mới sử dụng lại được.
Theo các kết quả nghiên cứu, vi khuẩn phát triển thuận lợi nhất trong khoảng nhiệt độ trên 8°C. Do vậy, nên rã đông bằng lò vi sóng ở nhiệt độ cao nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc đặt thức ăn ở ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Bên cạnh đó, để thức ăn được hâm nóng nhanh và đều, bạn nên cắt thành các miếng nhỏ có kích thước bằng nhau.
Sau khi hâm nóng lại thức ăn, bạn nên thưởng thức ngay. Vì thức ăn sử dụng lại sau lần đầu có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển nhanh hơn và làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Hâm nóng trực tiếp bằng bếp hoặc lò vi sóng với món nước
Đối với các món nước như canh, súp,… bạn có thể hâm nóng trực tiếp trên bếp hoặc lò vi sóng mà không cần rã đông. Đây là hai thiết bị nhà bếp bạn có thể điều chỉnh mức độ nhiệt độ phù hợp nên rất hữu dụng.
Nếu sử dụng lò vi sóng, để thực phẩm đạt nhiệt độ nhanh và đảm bảo an toàn bạn nên làm nóng trước đó. Đồng thời, hãy lựa chọn những chiếc đĩa hoặc bát đựng có độ dày để nhiệt truyền qua món ăn đồng đều mang lại hiệu quả hâm nóng thức ăn từ ngoài và trong.
Sử dụng màng bọc thực phẩm để món ăn không bị khô khi hâm nóng
Đối với các món ăn làm từ các loại ngũ cốc hoặc thực phẩm có diện tích bề mặt lớn, để món ăn không bị khô bạn nên sử dụng màng bọc thực phẩm và cho vào một ít nước trong quá trình hâm nóng.
Lưu ý, nếu dùng giấy bạc không nên bọc thực phẩm quá chặt vì nước đọng lại sẽ khiến thức ăn bị nhão. Bạn cũng nên hâm theo từng giai đoạn bằng cách thêm lần lượt từng nguyên liệu, tránh trường hợp thức ăn bị quá chín.
Đặt đá viên vào nồi cơm khi hâm nóng cơm chín
Việc hâm nóng lại cơm trắng cũng rất quan trọng. Trước khi bật công tắc nồi nấu, bạn hãy đặt một viên đá vào trong nồi giúp giữ ẩm cho hạt cơm khi chín. Cách hâm nóng này sẽ giúp bạn hâm nóng đồng đều hạt cơm, giúp hạt cơm mềm và ăn ngon hơn so với cách hâm thông thường.
Từ trước đến nay, việc hâm nóng thức ăn thừa dường như đã trở thành thói quen của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, quá trình hâm nóng lại làm thức ăn giảm hương vị thậm chí có thể khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm nếu phạm phải các sai lầm không đáng.
Hy vọng với 6 mẹo vặt nhà bếp đến từ FORZA, các bà nội trợ có thể áp dụng trong cuộc sống để việc hâm nóng thức ăn an toàn và hiệu quả nhất!