Phòng tắm là khu vực ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn có hại. Dù có vệ sinh sạch bóng thì thực tế vẫn có rất nhiều vi khuẩn tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc
Những loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất trong phòng tắm là vi khuẩn từ chất thải, salmonella, E.Coli, streptococcus, gọi chung là bacteroidaceae. Và để hạn chế vi khuẩn gây bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, FORZA Việt Nam giới thiệu tới bạn 5 bí quyết dưới đây!
Ảnh hưởng của những vi khuẩn có hại
Vi khuẩn là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước tương đối nhỏ. Đây là nhóm hiện diện nhiều nhất trong môi trường sinh giới, có mặt ở trong đất, nước, chất thải phóng xạ. Trái đất được ước tính chứa 5 tỷ vi khuẩn và phần lớn sinh khối của trái đất được tạo thành từ vi khuẩn.
Bacteroidaceae là vi khuẩn có nguồn gốc từ hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Xuất phát từ khả năng sản xuất polisaccarit dạng nang kích thích sự hình thành áp xe.
Vi khuẩn này có liên quan đến 90% nhiễm trùng phúc mạc kỵ khí, có khả năng gây ra nhiễm khuẩn huyết, một loại vi khuẩn có trong máu, có thể gây ổ di bệnh, viêm nội tâm mạc hay gây nhiễm trùng trong ổ bụng, phúc mạc.
Những nơi vi khuẩn thường xuyên trú ngự
Khu vực càng có độ ẩm cao thì càng thu hút vi sinh vật này phát triển.
Bàn chải đánh răng
Trên bàn chải có chứa ít nhất 200.000 vi khuẩn, thậm chí nhiều hơn cả nắp bồn cầu. Theo nghiên cứu của Đại học Manchester, bàn chải chính là nơi ở của vi khuẩn E.Coli và streptococcus nhưng bạn không cần quá lo lắng vì chúng không khiến bạn bị ốm.
Bồn cầu
Không việc gì phải ngạc nhiên khi bồn cầu có chứa tới 3.2 triệu vi khuẩn. Trung bình, nắp bồn cầu có khoảng 295 vi khuẩn, cần giật nước có khoảng 83 vi khuẩn. Do đó việc rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh là việc vô cùng quan trọng.
Mặt sàn
Trung bình, sàn nhà tắm có 764 vi khuẩn. Vì vậy nên đừng lơ là việc lau dọn sàn nhà tắm nhé!
Bí quyết hạn chế vi khuẩn gây bệnh
Như đã nhắc đến, lau dọn nhà tắm cũng không thể loại bỏ hết tất cả vi khuẩn tồn tại trong nhà tắm nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế được sự sinh sôi phát triển của những vi khuẩn này để tránh gây bệnh cho cơ thể.
Lau sạch gương
Bạn có thể sử dụng hỗn hợp gồm baking soda và hydrogen peroxide và một chút nước, sử dụng bình xịt để lau gương, lau lại bằng giẻ mềm hoặc miếng bọt biển. Cách thú vị là dùng kem cạo râu sau khi tắm với nước nóng, gương sẽ sáng bóng.
Vệ sinh bồn cầu
Dọn dẹp bồn cầu mỗi ngày là việc làm cần thiết, cách này sẽ tránh tích tụ vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc kết hợp hỗn hợp gồm giấm, rượu và nước theo tỷ lệ 1/2, 1, 1/4. Đổ hỗn hợp trên vào bồn cầu và để trong 15 phút và xả sạch lại.
Lau sạch sàn
Sàn nhà tắm là khu vực dễ ố vàng và khó loại bỏ vết bẩn lâu ngày. Hãy lau sạch nước trên sàn, hạn chế nước tồn đọng là cách hữu hiệu tránh ẩm mốc. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải lớn để chà xát mặt sàn tắm, kết hợp với sản phẩm tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn nhanh hơn.
Loại bỏ các vết hoen, gỉ
Đổ muối lên khu vực bị hoen, gỉ, sau đó vắt thêm một ít chanh. Nước cốt chanh và muối sẽ có phản ứng với những vết hoen, gỉ này. Bạn nên để dung dịch này qua đêm và dọn dẹp lại vào sáng hôm sau, vô cùng hữu hiệu đấy nhé!
Loại bỏ bụi bẩn trên trần
Khu vực ít được để ý là trần nhà tắm, mọi người cứ nghĩ không động đến thì sẽ không tồn tại vi khuẩn ở đó nhưng thực tế càng bỏ không không lau dọn thì càng tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Bạn nên lưu ý đeo khẩu trang khi dọn sạch mạng nhện bằng chổi lông để tránh bụi rơi vào mắt nhé!
Trên đây là 5 bí quyết giúp hạn chế vi khuẩn gây bệnh trong phòng tắm mà FORZA Việt Nam muốn gửi tới bạn. Hãy áp dụng tất cả mẹo trên để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé! Giữ gìn nhà tắm sạch sẽ cũng là để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.